Bầu ăn rong biển được không? Câu trả lời và lưu ý từ chuyên gia
Mẹ bầu ăn rong biển được không?
Bầu ăn rong biển được không? Câu trả lời phụ thuộc lớn vào thành phần và lợi ích mà rong biển mang lại cho mẹ bầu và thai nhi. Chuyên gia MEDIPLUS đưa ra các thông tin chi tiết về 2 vấn đề như sau:
Thành phần chất dinh dưỡng có trong rong biển
Rong biển là một loại thực vật sinh sống ở biển và có thể chế biến thành rất nhiều món ăn mà cả người lớn lẫn trẻ em đều thích. Ví dụ như canh rong biển, lá rong biển làm cơm cuộn, rong biển sấy khô cũng là món đồ ăn vặt được nhiều trẻ em yêu thích. Th...
5 Lợi ích sức khỏe của rong biển với mẹ bầu và thai nhi
1. Tác động tốt đến sự phát triển của thai nhi Mẹ bầu ăn rong biển được đánh giá là cung cấp hàm lượng omega 3 gián tiếp cho cơ thể và sự phát triển cho thai nhi. Với lượng omega 3 có trong rong biển, các cơ quan hệ thần kinh, não bộ, thị giác của tha...
Những bà bầu nào không nên ăn rong biển?
Nhiều mẹ bầu sẽ chắc chắn câu trả lời là có cho câu hỏi “Bầu ăn rong biển được không?” của mình. Thì chưa chắc đã đúng. Vì nếu nằm trong những đối tượng dưới đây thì không nên ăn để tránh các rủi ro có thể gặp từ rong biển.
Mẹ bầu không nên ăn rong biển nếu mắc bệnh cường giáp
Theo thông tin, trong 100g rong biển có chứa tới 1 -1,8 mg I-ốt. Trong khi theo khuyến nghị thì phụ nữ mang theo chỉ nên hấp thụ hàm lượng I - ốt ở mức 0,22mg - 0,27 mg. Như vậy, hàm lượng I- ốt có trong rong biển đang khá cao. Nếu sử dụng nhiều sẽ khiến tình trạng bệnh cường giáp diễn tiến nặng và xấu đi. Tốt nhất, mẹ bầu bị cường giáp nên tránh ăn rong biển.
Mẹ bị nóng trong, thường xuyên lên mụn nhọt cũng không nên ăn rong biển
Việc ăn rong biển có thể khiến nội tiết tố trong cơ thể bị mất cân bằng, khiến cho tình hình mụn nhọt gia tăng, trở nặng. Nhiều trường hợp, nếu nặn có thể bị sốt, gây đau. Khi mụn sưng viêm thì lại càng gây khó chịu, mệt mỏi và khó điều trị hơn.
Người tiêu hóa kém, dễ lạnh bụng
Rong biển cũng có tính hàn, giải nhiệt nhưng nếu ăn quá nhiều và lạm dụng loại đồ ăn này thì sẽ dễ bị lạnh bụng, gây tiêu chảy, mất nước. Người có tiền sử bị dụ ứng với rong biển và các loại hải sản như cua, tôm, gạch các mẹ bầu cũng được khuyến cáo là không nên ăn.
Cách lựa chọn và chế biến các món ăn từ rong biển cho mẹ bầu
Hiện nay trên thị trường rao bán rất nhiều loại rong biển như rong biển tươi, rong biển đã qua chế biến, rong biển đã sấy khô. Bác sĩ MEDIPLUS khuyến cáo, mẹ bầu nên lựa chọn ăn rong biển tươi thay vì các loại đã qua chế biến, bởi hàm lượng muối trong các loại rong biển khô sẽ nhiều hơn. Chọn rong biển có màu sắc xanh đậm với độ bóng vừa phải, rong biển non để đảm bảo lá rong biển khi nấu lên sẽ mềm, không bị dai và vị cũng ngon hơn rất nhiều. Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên ăn quá 100g rong biển mỗi ngày, và chia nhỏ ra thành nhiều bữa., chế biến thành các món ăn khác nhau. Một số món ăn mẹ bầu có thể chế biến từ rong biển:
Salad rong biển tươi
Salad là món ăn được tạo nên bằng các trộn hỗn hợp nhiều loại rau củ quả lại với nhau. Cách này vừa giữ được độ tươi ngon của rong biển, giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng trong đó mà không bị biến chất. Ngoài ra, rong biển cũng chỉ là một thành phần trong món ăn, hàm lượng sẽ ít hơn, mẹ bầu không lo bị ăn vượt hàm lượng khuyến nghị.
Canh rong biển
Các mẹ bầu có thể coi rong biển là một loại rau, khi nấu thì kết hợp với các loại thực phẩm như xương, đậu hũ, sườn non để tạo thành một loại canh thơm mát, nhiều chất dinh dưỡng. Các mẹ bầu có thể ăn kết hợp với cơm để vừa đủ tinh bột, vừa có chất dinh dưỡng vitamin trong rong biển, chất đạm trong xương. Cách chế biến đơn giản, tương tự như một món canh thông thường:
Nước sâm rong biển
Đây là món ăn tốt cho sức khỏe của rất nhiều người trong mùa hè Nguyên liệu chuẩn bị cũng rất đơn giản bao gồm: Rong biển, lá dứa, đường phèn, vani, thục địaCho mẹ nào chưa biết: Thục địa là một loại thảo dược được chế biến, bào chế từ phần rễ của cây địa hoàng thường sống ở các tỉnh ở phía bắc. Hy vọng các mẹ bầu sẽ có câu trả lời cho câu hỏi “Bầu ăn rong biển được không?” của mình. Một món ăn hay thực phẩm nào đều có những lợi ích và tác hại của nó. Để chắc chắn, mẹ bầu nên tham vấn thêm ý kiến từ các bác sĩ dựa trên tình trạng sức khỏe, cơ địa của mình. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với Tổ hợp y tế MEDIPLUS để được hỗ trợ bởi bác sĩ chuyên gia đầu ngành.
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!