Trong ẩm thực Việt Nam, những món tiềm thuốc bắc không chỉ là món ăn ngon mà còn giàu dưỡng chất cho cơ thể. Bài viết mang đến thông tin về giá trị dinh dưỡng và các loại thảo mộc được dùng trong món vịt tiềm thuốc bắc trứ danh. Đồng thời, mời bạn tham khảo cách nấu vịt tiềm thơm ngon dinh dưỡng ngay sau đây!
Những món ăn được hầm chung với những loại thảo dược được xem là những món ăn bồi bổ sức khỏe.
Giá trị dinh dưỡng của món vịt tiềm thuốc bắc
Vịt tiềm thuốc bắc có bổ không? Vịt tiềm thuốc bắc cũng là một trong những món súp nổi tiếng thơm ngon và bổ dưỡng. Món ăn này có nước dùng đậm đà và có giá trị dinh dưỡng cao. Lợi ích sức khỏe mà món vịt tiềm thuốc bắc mang lại đa phần đến từ những loại thực phẩm có trong món ăn:
- Thịt vịt là nguồn cung cấp protein, các vi chất dinh dưỡng (selen, sắt và niacin) và chất béo lành mạnh. Thịt vịt đã được chứng minh mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như: Tăng cường hệ thống miễn dịch; Hỗ trợ sức khỏe tuyến giáp; Giúp bảo vệ xương; Giúp bảo vệ tim mạch
- Nấm đông cô (nấm hương) giúp tạo hương vị đặc trưng cho món vịt tiềm. Nấm đông cô chứa nhiều vitamin B và vitamin D. Các hợp chất thực vật trong nấm hương giúp bảo vệ DNA của bạn khỏi bị oxy hóa. Ngoài ra, chất eritadenine từ nấm hương được chứng minh giúp giảm lượng cholesterol và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
>> Công thức nấu ăn: Cách làm lòng xào dưa giòn sần sật khi ngán cơm
Những vị thuốc dùng trong món vịt tiềm thuốc bắc
Khi nấu vịt tiềm thuốc bắc tại nhà, nhiều người thường chọn mua gói thuốc bắc tổng hợp tại các nhà thuốc Đông Y cho món ăn của mình. Thế nhưng bạn có biết món ngon vịt tiềm bao gồm những vị thuốc nào không?
Mỗi nhà thuốc Đông Y hoặc công thức nấu khác nhau, các vị thuốc sẽ có một số tinh chỉnh nhất định.
- Nhìn chung, các vị thuốc được dùng trong món vịt tiềm thuốc bắc thường bao gồm các thành phần thảo mộc: kỷ tử, đinh hương, cam thảo, thảo quả, trần bì, táo đỏ, hoa hồi, gừng, la hán quả.
- Theo một số công thức gia truyền, người ta còn bổ sung thêm các vị thảo mộc như: xuyên tiêu, tiểu hồi, hạt ngò, ống quế, hoa hồi, thục địa, hoàng kỳ, nhân sâm…
>> Công thức nấu ăn: Cách nấu canh chua đậm đà chuẩn vị 3 miền
Công dụng của một số loại thảo mộc trong món vịt tiềm thuốc bắc
- Kỷ tử (câu kỷ tử) chứa nhiều vitamin A, C và chất chống oxy hóa như: zeaxanthin, betaine, phenolics, flavonoid. Loại quả này có nhiều lợi ích như: tăng cường thị lực, hỗ trợ giảm cân, cải thiện khả năng tình dục, thải độc gan…
- Táo đỏ (táo tàu) giàu chất chống oxy hóa, vitamin B, C, E và các loại khoáng chất. Táo đỏ trong món vịt tiềm thuốc bắc có tác dụng hỗ trợ làm dịu hệ thần kinh, giúp làm dịu hệ thống thần kinh, giúp dễ ngủ và tăng cường hệ miễn dịch.
- Cam thảo có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là khả năng làm dịu hệ tiêu hóa. Ngoài ra, glycyrrhizin (hợp chất hoạt tính trong cam thảo tạo nên vị ngọt của nó), một hợp chất được biết đến để giảm nguy cơ ung thư và viêm nhiễm.
- Trần bì (vỏ cam quýt) giúp hạn chế triệu chứng khó tiêu, hen suyễn và viêm phế quản.
- La hán quả có vị ngọt tự nhiên nhờ chất chống oxy hóa mogroside. Loại thảo mộc này được dùng trong món ăn có tác dụng giải nhiệt, chống viêm…
>> Công thức nấu ăn: 7 cách nấu cháo thịt bằm đủ dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi
Cách nấu vịt tiềm thuốc bắc
Có thể thấy món vịt tiềm là một món ăn giúp duy trì và hỗ trợ cho một sức khỏe cường tráng. Nếu bạn muốn nấu món vịt tiềm tại nhà, sau đây là công thức cách nấu vịt tiềm thuốc bắc dành cho 4 người.
Với cách làm vịt tiềm thuốc bắc này, bạn có thể dùng như món canh bổ; hoặc bạn có thể dùng kèm với mì trứng để có bát mì vịt tiềm thuốc bắc thơm ngon.
1. Nguyên liệu vịt tiềm
- Đùi vịt góc tư: 4 cái (khoảng 1kg thịt vịt)
- Gia vị để sơ chế thịt vịt: 200ml rượu gạo, 1 muỗng canh gừng giã nhuyễn
- Gia vị ướp thịt vịt: 2 muỗng canh hắc xì dầu, 1 muỗng canh dầu hào, 4 tép tỏi băm, 4 củ hành tím băm nhuyễn, 1 muỗng cà phê nước gừng, 1 muỗng cà phê bột ngũ vị hương.
- Gia vị thuốc bắc tổng hợp: 100g
- Nước hầm xương: 1 lít
- Nước dừa: 500ml
- Nấm đông cô: 200g
- Cải thìa: 250g
- Cà rốt: 1 củ
- Hành tây: 1 củ
- Gừng tươi: 35g
- Tỏi: 8 tép
- Gia vị nêm nếm: hạt nêm, tiêu, muối, dầu mè, hắc xì dầu, nước tương, hành lá.
>> Bí quyết nấu ăn: Hướng dẫn bạn cách luộc gà ngon nhất
2. Sơ chế để nấu vịt tiềm thuốc bắc
Bên cạnh sơ chế các loại rau củ quả trong cách làm vịt tiềm, việc sơ chế thịt vịt rất quan trọng.
2.1 Cách sơ chế thịt vịt để nấu vịt tiềm thuốc bắc
Thịt vịt thơm ngon đậm đà nhưng có một mùi hương đặc trưng khá nồng. Để món mì vịt tiềm thuốc bắc ngon miệng nhất, bạn hãy sơ chế thịt vịt theo hướng dẫn sau:
- Thịt vịt mua về rửa dưới vòi nước sạch để loại bỏ bụi bẩn.
- Chà xát thịt vịt bằng gừng giã nhỏ và rượu gạo trong 10-15 phút để khử mùi. Rửa sạch lại với nước và để ráo. Dùng dụng cụ xăm thịt châm lên phần da vịt để thấm gia vị hơn.
- Ướp thịt vịt với bột ngũ vị hương, hắc xì dầu, hành tím đập dập và tỏi trong 20 - 30 phút.
- Sau đó bạn gạt bỏ bớt hành tỏi băm trên thịt vịt. Đem đùi vịt đi chiên ngập dầu cho đến khi thịt chín vàng đều.
2.2 Cách sơ chế các nguyên liệu còn lại
- Ngâm táo đỏ, kỷ tử và nấm hương khô trong nước ở nhiệt độ phòng khoảng 10 phút. Rửa sạch và để ráo.
- Các vị thuốc bắc khác bỏ vào túi nấu phở.
- Cải thìa rửa sạch, luộc chín. Ngâm nước lạnh để giữ được màu xanh đẹp mắt.
- Cà rốt rửa sạch và cắt khúc.
- Hành tây bóc vỏ và cắt đôi.
- Củ gừng rửa sạch, lau khô, đem nướng trên bếp lửa. Sao đó cạo bỏ bớt phần cháy xém.
Các món ngon từ thịt vịt
- Cách làm gỏi vịt siêu ngon khó cưỡng, ăn vào là mê ngay
- Cách làm vịt nấu chao mềm, ngon, béo ngậy không hôi mùi vịt
3. Cách nấu vịt tiềm thuốc bắc
Sau đây là cách cách nấu vịt tiềm thuốc bắc đơn giản:
1. Hầm thịt vịt đã chiên giòn với nước hầm xương, nước dừa, táo đỏ, kỷ tử, nấm hương, túi thuốc bắc, gừng, tỏi, hành tây và và cà rốt. Đun sôi tất cả các nguyên liệu ở lửa vừa.
2. Khi nước dùng sôi, hạ nhỏ lửa và đun liu riu. Khi này, bạn nên hớt bỏ những váng bọt để nước hầm trong hơn.
3. Đóng nắp nồi hầm, đun ở lửa nhỏ trong 80-90 phút cho đến khi thịt vịt mềm rụt. Nếu nước dùng có quá nhiều mỡ vịt, bạn hãy hớt bỏ phần lớn mỡ để món vịt tiềm không bị ngấy.
4. Nếu nước dùng bị vớt bớt, bạn có thể thêm một ít nước dừa tươi cho món vịt tiềm thêm đậm đà. Nêm nếm nước dùng và thêm đường phèn cho vừa ăn. Hãy điều chỉnh gia vị theo ý thích của bạn
5. Khi dùng bạn có thể ăn kèm với cải thìa hoặc mì trứng như món mì vịt tiềm.
>> Gợi ý cho bạn: Tác dụng của trứng vịt và cách ăn không hại sức khỏe
Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về dinh dưỡng trong món vịt tiềm. Với cách nấu vịt tiềm thuốc bắc, hoặc cách nấu mì vịt tiềm thuốc bắc đơn giản tại nhà, bạn có thể thêm món ăn bổ dưỡng này vào chế độ dinh dưỡng.
[embed-health-tool-bmi]