Tổ chức WHO là Tổ chức Y tế Thế giới, đây là một cơ quan quốc tế chuyên chịu trách nhiệm về sức khỏe cộng đồng. Với tư cách là tổ chức chỉ đạo và điều phối y tế toàn cầu của hệ thống Liên Hiệp Quốc, mục tiêu và vai trò của tổ chức WHO là gì? WHO là tên viết tắt của tổ chức nào? Hãy cùng Investo đề cập các vấn đề này dưới đây nhé!
Tổ chức WHO là tổ chức gì?
Tổ chức WHO (World Health Organization) là một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc chuyên đóng vai trò chỉ đạo và điều phối y tế toàn cầu. Hoạt động trên bình diện toàn cầu, WHO cung cấp các thông tin chính xác nhằm hỗ trợ chất lượng y tế và sức khỏe các nước thành viên. Bên cạnh đó, đây sẽ là tổ chức đứng ra giải quyết các vấn đề cấp bách về sức khỏe cộng đồng. Chuyên xử lý các vấn đề về dịch bệnh của con người. Tính từ khi thành lập, WHO đã nhiều lần góp công sức lớn để giải quyết nhiều dịch bệnh.
Thành lập ngày 7/4/1948, hiện tại tổ chức WHO đang chịu trách nhiệm hoạt động với ba cấp trong tổ chức. Bao gồm cấp Toàn cầu - Khu vực - Quốc gia. Hiện tại, WHO đang có hơn 7000 nhân viên cấp chuyên gia với 194 Quốc gia thành viên. Trong đó có bao gồm Việt Nam là thành viên thứ 149 gia nhập ngày 17/5/1950. Đây là một trong số những tổ chức phi lợi nhuận lớn nhất toàn cầu.
Tiền thân của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là Tổ chức Sức khỏe (Organisation De La Santé). Theo đó, ta biết rằng tổ chức WHO là đơn vị kế thừa phần nhiều trách nhiệm và tài nguyên của cơ quan Hội Quốc Liên này. Tầm nhìn từ khi thành lập của WHO là đạt được mức độ sức khỏe cao nhất cho mọi người.
Hiện tại, trụ sở chính của Tổ chức Y tế Thế giới đang được đặt tại Geneva của Thụy Sĩ. Với tổng giám đốc chịu trách nhiệm và quản lý mọi hoạt động là Dr. Tedros Adhanom.
Giới thiệu về tổ chức WHO - Tổ chức Y tế Thế giớiBiểu tượng Logo của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO
Biểu tượng Logo của Tổ chức Y tế Thế giới là hình ảnh con rắn quấn bản thân mình quanh cây gậy phép của Esculape. Đây được coi là ông tổ của ngành dược, và cũng là một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp. Theo đó, hình ảnh cây gậy phép của Esculape là biểu tượng tượng trưng cho sự khôn ngoan với khả năng trị bệnh và giúp con người kéo dài tuổi thọ. Trong đó, con rắn là biểu tượng của sức khỏe và sự trẻ trung của con người. Nó giống với biểu tượng con rắn quấn quanh một ly rượu thuốc của ngành Y.
Biểu tượng Logo của Tổ chức Y tế Thế giớiTheo truyền thuyết lưu lại rằng, Esculape là một Á thần được sinh vào khoảng năm 1260 trước công nguyên. Với người cha là thần Mặt Trời Apollo và mẹ là người con gái của vua xứ Thebes. Do mẹ mất từ sớm, Esculape được cha đem đến cho thần nhân mã Chiron nuôi dưỡng từ nhỏ. Từ đây, hành trình trở thành ông tổ của ngành dược của ông mới bắt đầu. Trong đó có một lời truyền miệng của thần dân rằng, Esculape dựa trên phát hiện của mình về cách các con rắn sử dụng thảo dược để chữa trị và cứu sống nhau. Từ đó, với những sự tiếp xúc cùng thảo dược từ nhỏ mà Esculape đã dốc sức tìm kiếm các phương thuốc mới để chữa bệnh cho con người. Chính vì câu chuyện này, Tổ chức Y tế Thế giới đã lựa chọn hay hình ảnh về loài rắn và cây trượng Esculape để làm biểu tượng Logo cho tổ chức.
Cơ cấu tổ chức WHO
Cơ cấu tổ chức của Tổ chức Y tế Thế giới có bao gồm 3 thành phần chính. Cụ thể là:
- Đại hội đồng quản trị WHO: Đây là bộ phận chuyên đưa ra những quyết định tối cao nhất của tổ chức. Theo đó, WHO sẽ tổ chức một cuộc họp vào tháng 5 hàng năm tại Geneva của Thụy Sĩ. Trong cuộc họp này, đại hội đồng sẽ trực tiếp đánh giá và thông qua các chính sách của WHO. Thông qua đó bầu cử các nước đại diện mới vào hội đồng chấp hành, bầu cử giám sát hành chính và quyết định nhiều công việc có liên quan khác.
- Hội đồng chấp hành WHO: Hội đồng hiện tại bao gồm 34 nước thành viên, với nhiệm kỳ 3 năm, mỗi năm tổ chức họp ít nhất 2 lần về các vấn đề liên quan. Nhiệm vụ chính của bộ phận này là thực hiện các quyết định đã được thông qua. Và thể hiện các góp ý và ý kiến bổ sung khi nhận nhiệm vụ và thực hiện các công việc được giao.
- Ban thư ký: Bộ phận bao gồm 800 chuyên gia y tế và nhân viên cấp cao khác. Họ chuyên hoạt động dưới sự lãnh đạo và giám sát của Tổng giám đốc WHO. Hiện đang là ông Tedros Adhanom.
Hiện tại Tổ chức Y tế Thế Giới đang có 6 văn phòng khu vực và 150 văn phòng đại diện được đặt tại khắp các nước thành viên. Đây là các địa điểm chuyên tập trung xử lý vấn đề y tế đặc thù của cả khu vực.
Tại Việt Nam, tổ chức WHO đã thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội vào năm 1977. Bên cạnh đó, hỗ trợ thêm một chi nhánh văn phòng tại Hồ Chí Minh vào năm 2003. Với hơn 50 nhân viên thường trực nghiên cứu, tổ chức đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người dân và Chính phủ Việt Nam cải thiện chất lượng sức khỏe.
Ban quản trị tổ chức WHO và Tổng giám đốc Dr. Tedros AdhanomMục tiêu của tổ chức WHO
Mục tiêu và tầm nhìn của WHO từ khi thành lập là tạo nên một thế giới với mọi người trong đó đều đạt được trạng thái khỏe mạnh nhất về cả thể chất và tinh thần. Theo đó, tổ chức ưu tiên việc tăng cường sức khỏe và sự an toàn về sức khỏe con người. Với khẩu hiệu là “Sức khỏe cho tất cả mọi người vào năm 2000”. Tổ chức đã đề ra 4 mục tiêu táo bạo và mang tính chiến lược như sau:
- Giảm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh và tật nguyền ở mọi quốc gia. Đặc biệt là sự chú trọng đến các người dân nghèo bị thiệt thòi.
- Tạo ra một hệ thống y tế chất lượng và đảm bảo. Từ đó nâng cao sức khỏe của đại bộ phận cư dân toàn thế giới.
- Xây dựng môi trường thể chế với các chính sách đẩy mạnh vị thế của Y tế trên thế giới. Nâng cao tầm quan trọng của Y tế trong các chính sách phát triển kinh tế và xã hội.
- Cổ vũ lối sống lành mạnh và giảm các yếu tố có nguy cơ cho sức khỏe con người. Hạn chế sự tác động xấu của các yếu tố môi trường, kinh tế, xã hội lên sức khỏe.
Vai trò tổ chức WHO la gi?
Tổ chức WHO là cơ quan chịu trách nhiệm cho lĩnh vực y tế toàn cầu. Chính vì vậy, WHO nắm vai trò quan trọng trong việc đưa ra các tiêu chuẩn y tế. Bằng cách đưa ra các hướng dẫn để đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Tổ chức sẽ cung cấp các kỹ thuật, hỗ trợ giúp các thành viên giải quyết vấn đề y tế. Trong đó, các nghiên cứu viên sẽ không ngừng tăng cường chất lượng cho các giải pháp về sức khỏe. Điều này giúp khẳng định tầm nhìn của tổ chức đối với việc: “Xây dựng một thế giới với mỗi con người đều đạt thể trạng sức khỏe và tinh thần tốt nhất”.
Chức năng chính của WHO bao gồm: Đóng vai trò lãnh đạo về các vấn đề quan trọng đối với sức khỏe; Tham gia hợp tác khi cần hành động chung về y tế cộng đồng; Xây dựng các chương trình nghiên cứu, khuyến khích sự kiến tạo và phổ biến nghiên cứu có giá trị; Đề xuất, lựa chọn các chính sách ưu tiên y tế nhằm đảm bảo sức khỏe con người; Và, theo dõi tình hình y tế, đánh giá xu hướng của y tế của các quốc gia.
Tính đến thời điểm hiện tại, Tổ chức Y tế Thế giới đã đóng góp nhiều công sức lớn trong việc phòng chống các bệnh truyền nhiễm sốt rét, lao phổi, các bệnh sức khỏe tâm thần, ung thư,... Theo đó, vấn đề mang thai an toàn; Sức khỏe trẻ em; Và sức khỏe môi trường luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu mà WHO theo đuổi.
Kết luận
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất mà bạn cần biết về Tổ chức WHO - Tổ chức Y tế Thế giới. Là cơ quan chịu trách nhiệm cho sức khỏe con người trên toàn cầu, WHO đang trên con đường khẳng định tầm nhìn về “Sức khỏe cho tất cả mọi người vào năm 2000” với nhiều định hướng táo bạo và mang tính chiến lược. Nếu bạn hứng thú với các bước đi tiếp theo của WHO, hãy tới Investo để đón đọc thêm nhé!
Phương Sơn