Trang trí

BÀI TẬP TRANG TRÍ HOA LÁ ĐỘNG VẬT

Học vẽ-luyện thi khối H:

Sau đây là những dạng bố cục trang trí điển hình nhất, với những họa tiết trang trí mang tính mỹ thuật được cách điệu từ hình ảnh thực tế từ thiên nhiên. Các bài tập gợi lên sự sáng tạo từ chính những hình ảnh quen thuộc xung quanh chúng ta. Các bài tập bên dưới chỉ mang tính tham khảo, gợi ý cho người học phương pháp kết hợp giữa các hình ảnh, các chi tiết trong 1 bài bố cục. Bên cạnh đó là hòa sắc nóng, lạnh, trầm, nhã, các trạng thái, cảm xúc của màu.

trang tri 2

Đề bài: Dùng đồ vật lọ hoa và cái bát kết hợp với đường cong trang trí trong hình vuông 24x24 cm

trang tri 3

Đề bài: Dùng hình ảnh con bướm kết hợp hoa lá trang trí trong hình vuông 24x24 cm

Trang tri

Đề bài: Dùng hình ảnh con cá trang trí trong hình vuông 30x30 cm, hòa sắc nóng.

trang tri 4

Đề bài: Dùng hình hình học trang trí trong hình tròn đường kính 24 cm

trang tri 5

Đề bài: Dùng hình ảnh con trâu ,cây cối kết hợp hoa lá, mặt trời trang trí trong hình vuông 24x24 cm

trang tri 6

Đề bài: Dùng hình ảnh con chim kết hợp hoa lá trang trí trong hình kích thước 24x28 cm

trang tri 7

Đề bài: Dùng hình ảnh con cá kết hợp hoa lá trang trí trong hình tròn đường kính 24 cm

trang tri 8

Đề bài: Dùng hình ảnh con bướm kết hợp hoa lá trang trí trong hình chữ nhật 24x 30cm

trang tri 9

Đề bài: Dùng hình ảnh cái ấm, cốc kết hợp với hình tròn, đường cong trang trí trong hình chữ nhật 24x 30cm

trang tri 10

Đề bài: Dùng hình ảnh con chim kết hợp hoa lá trang trí trong hình chữ nhật 24x 30cm

trang tri 11

Đề bài: Hình ảnh con tôm,bong bóng, hoa lá trang trí trong hình tròn đường kính 24cm

trang tri 12

Đề bài: Hình ảnh con bướm kết hợp với hoa lá trang trí trong hình chữ nhật 24x30cm

trang tri 13

Đề bài: Hình ảnh con cá, mực kết hợp với sóng nước, bong bóng trang trí trong hình chữ nhật 24x30cm

trang tri 14

Đề bài: Hình ảnh con chim kết hợp với hình ảnh hoa lá, mặt trời trang trí trong hình tam giác đều 24x24cm

trang tri 15

Đề bài: Hình ảnh con rùa kết hợp với các hình hình học trang trí trong hình chữ nhật 24x30cm

trang tri 16

Đề bài: Hình ảnh con cò kết hợp với hoa sen,lá cây , mặt trời trang trí trong hình vuông 24x24cm

trang tri 17

Đề bài: Hình ảnh con chim công kết hợp với hoa lá,trang trí trong hình tròn đường kính 24 cm

trang tri 18

Đề bài: Hình ảnh con ếch kết hợp với các hình hình học trang trí trong hình chữ nhật 24x30 cm

trang tri 19

Đề bài: Dùng những hình hình học kết hợp với nhau tạo thành bố cục trang trí trong hình tròn đường kính 24cm

2. TÌM HIỂU THÊM VỀ HOA VĂN TRANG TRÍ

Việc sử dụng hoa văn để trang trí cho bố cục là điều hết sức cần thiết vì vậy khi tìm hiểu thêm các yếu tố làm nên các họa tiết hoa văn sẽ giúp các bạn hiểu sâu hơn từ đó áp dụng vào bài tập được tốt hơn.

Họa tiết hoa văn dựa trên đặc tính, cấu trúc, quy luật sinh trưởng của đối tượng từ đó biến hóa một cách quy phạm và có trọng điểm. Có một số đề tài lấy từ thực tiễn nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu về cái đẹp của con người vì vậy cần được cách điệu hóa hoặc cụ thể hóa các chi tiết đặc điểm từ đó tạo thành tín hiệu hóa hình ảnh để đưa vào áp dụng trong các quy tắc bố cục hoặc trong các sản phẩm phục vụ cuộc sống.

Sự biến hóa của hoa văn càn phải nắm được đặc trưng hình ảnh của nó từ đó mạnh dạn đưa chúng lên làm nổi bật thành đặc điểm cục bộ của nó, nếu không sẽ không phân biệt được loại hoa gì, cây gì, con gì... sẽ tạo ra những mẫu hoa văn giống nhau.

Về màu sắc của họa tiết chỉ mang tính ước lệ bởi vì màu pha chế không thể phong phú như màu của thiên nhiên, hoa văn khác nhau có thể dùng cùng một màu hoặc khác màu trên bức tranh hoặc bố cục. Mặc dù hình thức biến tấu và kĩ xảo biểu hiện thế nào, việc sắp đặt và phối màu ra sao, sự biến đổi ...vv đều phải mang lại hiệu quả hài hòa và thống nhất về bố cục.

Hoa có dạng hoa cỏ, hoa cánh, hoa leo, loại cánh hoa mở, cụp, sinh trưởng dưới nước hoặc trên mặt đất.. vì vậy khi biến tấu chúng cần hết sức chú ý và phải phân biệt được rõ ràng các tính chất trên. Ngoài yếu tố về đặc thù ngoại hình còn phải chú ý đến đặc thù cục bộ của nó, đối với hoa văn có dáng ngoài như nhau có thể dùng đường vân biến tấu để đạt được mục đích trang trí.

Động vật có nhiều hình dạng kích thước khác nhau, loài động vật có vú, giáp xác hay thân mềm là khác nhau vì vậy các đặc thù về hình dáng tổng thể, đặc điểm về cơ thể là khác nhau. Khi cách điệu chỉ lấy đặc điểm chính

VD: cách điệu con voi chỉ lấy hình ảnh chính là tai, vòi, 4 chân, thân mập và đuôi.

3.ỨNG DỤNG CỦA HỌA TIẾT TRANG TRÍ

Trước đây trong quá khứ, Cách điệu trang trí đã có từ rất lâu và được ứng dụng rộng rãi không chỉ trong nghệ thuật mà còn trong các sản phẩm của cuộc sống cụ thể đó là:

- chùa, đền: hoa văn tại các bệ, bục, hoa văn trang trí trên tường, mái đình, chùa, cổng

- gốm: các hoa văn trên bát, đĩa... với các chất liệu sành, sứ tráng men

- Trang phục: Họa tiết in trên áo bằng sáp ong, thêu...

- trang sức: họa tiết khắc trên các trang sức bằng chất liệu vàng, bạc...

- phù điêu: các bức phù điêu mang đậm họa tiết hoa văn truyền thống như: hoa sen, hoa dây...

- kiến trúc: lấy hình tượng hoa sen như: chùa 1 cột, khuê văn các...

- Trống đồng: hình ảnh chim lạc, người, cảnh sinh hoạt người, mặt trời

Như vậy tính ứng dụng của các họa tiết là rất phong phú và khá đầy đủ trong cuộc sống. Bên cạnh đó khi hiểu sâu về quy tắc cách điệu sẽ giúp cho người họa sĩ thiết kế tạo ra những sản phẩm ngày càng tốt hơn về kiểu dáng và màu sắc và mang tính ứng dụng cao.

Ngày nay, Các sinh viên trong các trường đào tạo họa sĩ ứng dụng thường được học rất kĩ bộ môn cách điệu , cách sử dụng họa tiết trang trí trong các sản phẩm mà mình tạo ra. Bởi họ hểu được tầm quan trọng của cách điệu hóa hình ảnh và con người không thể sống tách rời thiên nhiên. Các họa tiết được ứng dụng nhiều xong không mất đi tính công năng của sản phẩm, tính cách điệu hóa ngày càng được nâng lên tầm cao mới. Các họa tiết thường được kế thừa từ quá khứ và khắc phục được những yếu điểm để tính ứng dụng được cao hơn.

Trong mỹ thuật: tính ứng dụng được thể hiện rõ nét qua các bài trang trí với các họa tiết đẹp về hình dáng, phong phú về chi tiết và đặc điểm. Quá trình nghiên cứu bao gồm: chép mẫu thật và thâm diễn, đưa về nét, đưa về mảng, cô đọng hóa hình ảnh thành logo

>>>> Màu sắc và hình cơ bản - lý thuyết

>>>> Họa tiết trang trí

>>>> Clip bài giảng về cách điệu

Link nội dung: https://uia.edu.vn/trang-tri-hinh-vuong-con-ca-a73505.html