Cá lau kiếng giúp làm sạch bể nước và có thể chế biến thành nhiều món ngon. Tuy nhiên, gần đây ồn ào vụ bé gái 13 tuổi ở Kiên Giang tử vong sau khi ăn loài cá này làm nhiều người hoang mang. Vậy cá lau kiếng có độc không? Cùng bTaskee tìm hiểu ở bài viết này nhé!
Theo báo Tiền Phong 1, vào trưa ngày 12/7/2023, bé gái tên T.T ( 13 tuổi ) trú tại xã Thạnh Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang đi ra đồng bắt cua, cá và trứng cá lau kiếng ở trong hang của một ao hoang và đem về ăn. Khoảng 1 giờ sau khi ăn, bé ngã từ trên võng xuống đất trong tình trạng hôn mê, sùi bọt mép.
Người nhà nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang cấp cứu nhưng không qua khỏi. Bác sĩ tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng ngưng thở, toàn thân tím tái, không bắt được mạch và chẩn đoán bé đột tử chưa rõ nguyên nhân.
Họ cũng cho biết chưa từng tiếp nhận trường hợp ngộ độc do cá hay trứng cá lau kiếng. Ngành y tế và công an đang điều tra nguyên nhân tử vong của bé.
Ông T.T - chú ruột cháu bé cho biết từng ăn thịt và trứng cá lau kiếng nhưng không bị ngộ độc. Bác sĩ Bùi Ngọc Thành của Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp cho hay: Nếu ăn phải thịt hoặc trứng cá có độc cũng không thể tử vong trong vài giờ. Vậy nên cũng có khả năng bé T.T ăn phải trứng cá bị nhiễm độc từ môi trường bên ngoài.
Cá lau kiếng còn có nhiều tên gọi khác như: Cá lau kính, cá tỳ bà, cá mặt quỷ, cá dọn bể. Đây là loài cá nhiệt đới da trơn, tên khoa học là Hypostomus plecostomus. Nó thuộc họ Loricariidae và có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ 2. Cá lau kiếng có miệng khá rộng, da sần sùi, đầu to và có râu quanh miệng.
Chúng sinh sản bằng cách đẻ trứng bám vào hang và có tập tính hút rong rêu, chất nhớt ở thành bể làm thức ăn. Ngoài ra, nó còn ăn những chất thải của các loại cá khác sống cùng và cạnh tranh thức ăn với các loài này khiến chuỗi thức ăn bị đảo lộn, gây mất cân bằng sinh thái.
Với chiều dài thông thường từ 25 đến 30cm thì cá lau kính được coi là có kích thước không quá lớn. Tuy nhiên một số loài đặc biệt có thể dài từ 50 đến 70cm. Về trọng lượng, trung bình loài này sẽ nặng từ 1 đến 2kg và có thể đạt đến 7kg đối với một số loại lớn hơn.
>> Có thể tham khảo thêm: Cá Rô Đồng Làm Món Gì Ngon? Chế Biến Sao Cho Ngon?
Thịt và trứng cá lau kiếng có độc không thì chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra rõ ràng, nhưng nó vẫn có thể bị nhiễm độc từ môi trường bên ngoài. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá lau kiếng vẫn có thể làm thành nhiều món ăn ngon như: Nướng, hấp sả, kho tiêu,…
Đây cũng được coi là một loại đặc sản của cư dân miền Tây Nam Bộ. Nhiều người thưởng thức và đều đánh giá rằng nó có vị ngọt, thịt chắc dai dai không thua kém thịt gà là bao. Tuy nhiên những ai có hệ tiêu hóa kém thì không nên ăn những thực phẩm lạ như loài cá lau kiếng này.
Ngoài ra, cá lau kiếng còn được dùng làm thức ăn cho động vật ở một số hộ chăn nuôi. Bộ Tài nguyên và Môi trường xếp cá lau kiếng là loại ngoại lai, sinh sản nhanh, thích nghi mạnh với môi trường nên giá loài cá này rất rẻ, điều này giúp người dân tiết kiệm kha khá chi phí thức ăn cho động vật đang nuôi.
Cá lau kiếng có độc không vẫn còn là câu hỏi mà bác sĩ và chuyên gia đi tìm lời giải đáp. Tuy nhiên bạn vẫn có thể ăn loài cá này nhưng cần nhớ một số lưu ý để tránh những hệ quả không đáng có. Theo dõi bTaskee để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
>>> Xem thêm các nội dung xu hướng khác:
Hình ảnh: Pinterest
Link nội dung: https://uia.edu.vn/ca-lau-kinh-co-an-duoc-khong-a72109.html