Củ sen có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng như món canh, món xào, món mặn, món chè cho đến cả những món snack khoái khẩu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết củ sen ăn sống được không. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu một số lưu ý quan trọng khi ăn củ sen và xem liệu củ sen có thể ăn sống hay không.
Củ sen là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao thường được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn gia đình. Các giá trị dinh dưỡng mà củ sen mang lại bao gồm asparagin, arginin, trigonellin, tyrosin, glucoze, vitamin A, B, C, PP và một số ít tanin.
Theo Đông y, củ sen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ, bổ phế, cầm máu, tráng dương và an thần.
Củ sen có vị bùi, giòn, có thể ăn sống hoặc nấu chín tùy thuộc vào khẩu vị và sở thích cá nhân của mỗi người. Cách chế biến và sử dụng củ sen cũng khác nhau tùy theo món ăn.
Củ sen chứa nhiều sắt và đồng, hai hoạt chất quan trọng trong quá trình hình thành hồng cầu, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu và cải thiện lưu lượng máu. Từ đó giúp tăng tuần hoàn máu và cung cấp oxy đến các cơ quan trong cơ thể.
Củ sen thường được sử dụng để chữa trị các bệnh như hen suyễn, viêm phế quản, cảm lạnh, ho và bệnh lao. Điều này là do củ sen chứa một lượng lớn vitamin C, hỗ trợ làm tan chất nhầy được sản sinh trong đường hô hấp.
Vitamin nhóm B bao gồm vitamin B6, niacin, acid pantothenic, riboflavin và thiamin có trong củ sen đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tim, ngăn chặn cơn đau tim bằng cách điều chỉnh cường độ homocysteine trong máu.
Ngoài ra, củ sen còn đóng vai trò điều hòa nhịp tim và duy trì huyết áp ở mức ổn định nhờ thành phần kali dồi dào.
Củ sen chứa một lượng lớn chất xơ tự nhiên có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa các carbohydrate phức tạp. Nhờ điều này, ăn củ sen giúp giảm lượng cholesterol và hỗ trợ quá trình giảm cân.
100g củ sen cung cấp đến 73% nhu cầu vitamin C hàng ngày cho cơ thể, đây là một lượng vitamin C tương đối cao trong củ sen.
Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có nhiều lợi ích cho cơ thể. Nó giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, đó cũng là nguyên nhân chính gây bệnh bao gồm cả bệnh ung thư.
Các hoạt chất polyphenol được chiết xuất từ củ sen có tác dụng cải thiện sức khỏe làn da bằng cách giảm hoạt động của metalloproteinase thông qua khả năng chống viêm.
Củ sen không phù hợp với bệnh nhân tiểu đường vì nó chứa nhiều tinh bột, làm tăng lượng insulin khi ăn nhiều. Do đó, người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng củ sen.
Người mắc chứng kích thích đại tràng, chướng bụng và viêm loét đại tràng nên hạn chế ăn củ sen bởi nó chứa nhiều chất xơ có thể gây đầy bụng và khó tiêu.
Củ sen ăn sống được không? Nên tránh ăn củ sen sống bởi dễ nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là bệnh trùng lát gừng. Củ sen sống thường bị dính ấu trùng từ trùng lát gừng do môi trường sống trong nước dễ bị ô nhiễm. Rửa sạch hoàn toàn các ấu trùng này khi chế biến củ sen là khá khó.
Triệu chứng của bệnh trùng lát gừng có thể bao gồm đau âm ỉ ở vùng bụng trên, tiêu hóa kém, đại tiện loãng và nhiều, mùi lạ, thiếu máu, mệt mỏi và sưng phù.
Vì vậy, nên hạn chế ăn củ sen sống để tránh nguy cơ nhiễm trùng và các triệu chứng không mong muốn liên quan đến bệnh trùng lát gừng.
Củ sen có thể ăn sống được không đã được giải đáp ở trên. Thay vì ăn sống, chúng ta hãy khám phá nhiều món ngon được nấu chín từ củ sen để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình bạn nhé!
Ly Huỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Link nội dung: https://uia.edu.vn/an-cu-sen-co-tac-dung-gi-a71838.html