Người Việt Nam nếu có dự định đi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải xin visa. Khác với đi châu Âu bạn cần có visa Schengen để nhập cảnh vào các nước trong khối, bạn cần xin riêng Visa Thổ Nhĩ Kỳ. Thường có hai loại visa bạn có thể cân nhắc:
Hiện tại có khá nhiều đường bay thẳng từ Hà Nội hay Tp. Hồ Chí Minh đến Istanbul, với nhiều lựa chọn và giá vé. Khác với bay đi Châu Âu như bay từ Việt Nam qua Pháp hay Hà Lan, bay Thổ Nhĩ Kỳ ngắn hơn, vì đất nước này có một phần lục địa thuộc châu Á. Thậm chí bạn có thể nối chuyến ở Istanbul khi muốn bay sang Châu Âu.
Bay từ Hà Nội đi Istanbul mất chừng 14h đồng hồ. Hiện tại có 2 hãng hàng không khai thác đường bay này là Vietnam Airlines và Turkey Airlines. Turkey Airlines rất hay có giá rẻ hay khuyến mãi, nếu chăm săn vé và kiên nhẫn bạn có thể tìm được vé khá hời. Múi giờ Hà Nội cách 4h so với giờ ở Istanbul.
Khi bay đến Istanbul, thường bạn sẽ đáp ở sân bay New Istanbul Airport (IST) nằm ở phía đông bắc của Istanbul và cách thành phố chừng 50km. Hiện vẫn chưa có tuyến Metro kết nối giữa sân bay và khu trung tâm, nhưng bạn có một số cách khác như Shuttle bus, taxi hoặc xe tự lái. Bạn có thể đổi tiền từ Euro sang tiền TL của Thổ Nhĩ kỳ, tỷ giá thông thường 1 EUR ~ 10 TL.
Bus của IETT Municipal Public Buses: Bus này có 7 line chạy vào các điểm khác nhau trung tâm thành phố. Giá vé tổng cộng là 2 tiket/chặng: 3,50 TL x 2 = 7,00 TL
Bus của HAVAIST Airport Shuttles/Buses: hãng này chạy tuyến cố định với 50 điểm dừng trong thành phố, trong đó có 9 line kết nối sân bay. Vé mua chỉ có thể thanh toán bằng IstanbulKart hoặc thẻ tín dụng trên app của hãng. Giá vé tuỳ vào từng chặng, giao động từ 20-40TL/chặng.
Có khá nhiều loại hình khách sạn, chỗ nghỉ khi đi du lịch Istanbul. Bạn có thể vào đây để chọn khách sạn ưng ý nhất.
Nếu có điều kiện và muốn ở khách sạn view đẹp, bạn rất nên tham khảo CVK Park Bosphorus Hotel Istanbul 5 sao với view tuyệt đẹp ra Bosphorus, Golden Horn, Topkapi Palace, Prince’s Islands. Ngoài ra còn khách sạn InterContinental Istanbul view ra biển, Bosphorus và Quảng trường Taksim cũng mê mệt luôn.
Istanbul là một thành phố lâu đời với vô vàn các điểm tham quan kỳ thú. Chính vì vậy khách du lịch đến đây lúc nào cũng đông. Để tiết kiệm thời gian và công sức bạn nên mua một chiếc thẻ E-pass để thăm đến 70 điểm tham quan, tour du lịch và hoạt động trong thành phố không phải xếp hàng. Thẻ này có các lựa chọn phong phú với các địa danh hàng đầu của Istanbul, từ Hagia Sophia đến Grand Bazaar. Bạn có thể mua thẻ Istanbul E-pass ở đây.
Eo biển hẹp nhất thế giới với bề rộng chỉ khoảng 700m - 3400 m và được tạp chí Business Insider bình chọn là 1 trong 50 địa danh nên đến một lần trong đời.
Điểm đến gần phà ở khu vực bờ biển Bosphorus:
Blue Mosque là nhà thờ hồi giáo lớn nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ và cũng là biểu tượng của thành phố Istanbul. Sỡ dĩ có cái tên Thánh đường Xanh là bởi vì nhà thờ được lát bằng 20000 viên gạch tráng men màu xanh dương. Mở cửa miễn phí cho khách du lịch vào tham quan nhưng nhà thờ vẫn là một nơi thờ cúng tôn nghiêm.
Vì thế trước khi vào bên trong thánh đường, tất cả mọi người sẽ phải cởi giày, riêng phụ nữ sẽ phải đeo khăn trùm đầu.
Xem thêm: Lịch trình đi Cappadocia - Thổ Nhĩ Kỳ 3 ngày 2 đêm dưới 10 triệu đồng
Từng là nhà thờ Chính thống giáo lớn nhất thế giới trong vòng 1000 năm. Sau khi bị đế quốc Ottoman xâm chiếm, Hagia Sophia đã được chuyển thành thánh đường Hồi giáo. Hagia Sophia hiện mở cửa 24/7 và miễn phí vào cửa cho tất cả các khách tham quan. Cũng giống như Blue Mosque, khi vào phía bên trong thánh đường, bạn cần chú ý cởi giầy và nữ giới thì cần đeo khăn trùm đầu.
Ảnh chụp tại Hagia Sophia (Ayasofya):
Basilica Cistern được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Cung điện ngầm hay Cung điện bị đắm. Thực chất đây là hệ thống bể chứa nước ngầm cung cấp nước sạch cho sinh hoạt của người dân Istanbul. Đáng chú ý nhất là các bức tượng đầu quỷ Medusa lộn ngược nằm phía bên trong Basicila Cistern.
Đây vừa là biểu tượng của quận Ortaköy, vừa được mệnh danh là “viên ngọc” của Bosphorus. Nhà thờ được xây dựng bên eo biển và tọa lạc dưới chân cầu Bosphorus.
Nhà thờ Hồi giáo Ortakoy:
Cái tên Balat vốn dĩ được chuyển thể từ tên tiếng Hy Lạp “palation” với ý nghĩa là “cung điện tráng lệ”. Những ngôi nhà ở Balat được xây dựng với lối kiến trúc truyền thống, đơn giản nhưng vô cùng xinh đẹp và đầy màu sắc.
Cung điện Topkapi nằm gần eo biển Bosphorus được xem là nhân chứng cho những giấc mơ và cả nước mắt của đế quốc Ottoman. Topkapi giống như một thành phố thu nhỏ, là nơi các nhà vua của đế chế Ottoman sinh sống suốt 400 năm.
Grand Bazaar là khu chợ cổ xưa nhất ở THỗ Nhĩ Kỳ cũng như trên thế giới. Nó được xây dựng từ năm 1455 của thế kỷ 15 và tên gọi này theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa là chợ trong nhà, cũng giống như kiến trúc độc đáo được xây dựng kỳ công của ngôi chợ này.
Xem thêm: Kinh nghiệm vi vu ở thành phố Bruges lãng mạn
Trái ngược với vẻ đẹp nhuốm màu thời gian của các khu phố cổ ở trên, khu Taksim lại mang hơi thở của nhịp sống hiện đại. Khi màn đêm buông xuống, Taksim sẽ trở nên rất đông đúc với vô cùng nhiều các cửa hiệu và quán bar.
Tháp Galata là một trong những điểm du lịch nổi bật tại thành phố Istanbul và cũng là một trong những biểu tượng đặc trưng của thành phố này. Tháp được xây dựng từ thời trung cổ để bảo vệ an toàn cho thành phố Istanbul. View nhìn từ tầng trên cùng của tháp Galata (Galata Tower) nhìn toàn cảnh thành phố:
Tháp Galata nhìn từ xa!! Mình mê mẩn góc này vô cùng:
Bánh mỳ cá cầu Galata
Trước khi sang Thổ thì mình cũng có đọc review và có nhiều ý kiến khen chê khác nhau về món bánh mỳ cá này, tuy nhiên khi tới Istanbul, có thể là do may mắn chọn đúng quán nên ăn ngon vô cùng và mình mê kinh khủng. Quán bọn mình ăn là Derya Kafeterya và giá là 15 TRY (~40.000 đ) cho 1 suất bánh cá.
Turkish Delight (Lokum)
Là một trong những món ngọt phổ biến nhất tại đất nước này, có thể tìm thấy ở bất cứ thành phố nào, trên những chiếc xe đẩy và trong những khu chợ. Đây là một trong những món kẹo có nguồn gốc lâu đời nhất thế giới. Quán bọn mình hay ghé là Mado. Đây là cả một chuỗi cửa hàng rất nổi tiếng nên bạn có thể dễ dàng bắt gặp ở bất cứ đâu. Bánh đẹp nhìn lại liên tưởng đến Macron khi đến Paris hoa lệ.
Kem lừa
Đại loại là bạn sẽ trả tiền để bị lừa Người bạn sẽ làm đủ mọi cách, vờn qua vờn lại để bạn không lấy được chiếc kem. Và sẽ chỉ dừng lại khi bạn chán chả buồn nói thì mới thôi . Vị kem khá lạ và dai, cũng có nhiều vị khác nhau cho bạn lựa chọn như vani, trà xanh…
Giá: 30 TRY (~80.000 đ). Giá hơi cao nhưng mà chắc bạn nên thử vì cái cảm giác bị lừa nó khá hay ho.
Để đi du lịch tiết kiệm thời gian hơn, mua các loại thẻ đi lại bằng phương tiện công cộng, tour vui chơi, bạn nên tham khảo các dịch vụ du lịch ở Istanbul ở đây.
Nên mua sim tại sân bay vì tiện lợi và tiết kiệm hơn nhiều
Mua sim của Thổ tại sân bay: Giá 250 TRY (~785.000 đồng), nếu đi 2 người thì có thể share mạng cho nhau. Có hai hãng truyền thông phổ biến ở Thổ các bạn có thể lựa chọn là TurkCell và Turk Telecom. Bọn mình có mua một chiếc sim Turkcell có thể gọi điện và nhắn tin thoải mái, với 25 GB dung lượng data.
Nên chọn điểm đến là sân bay Istanbul Ataturk
Istanbul Ataturk Airport vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, tuy nhiên dự kiến tới năm 2025 sau khi được hoàn thành sẽ trở thành sân bay lớn nhất thế giới. Các bạn có thể chọn điểm đến hoặc điểm bay về từ sân bay này để tranh thủ chiêm ngưỡng không gian rộng lớn với lối kiến trúc độc đáo và chi phí xây dựng tổng dự kiến lên tới 12 tỷ đô.
Đổi tiền mặt (Turkish Lira) để sử dụng ở Istanbul
Các bạn có thể sử dụng thẻ thanh toán quốc tế để thanh toán ở một số siêu thị hoặc nhà hàng lớn, tuy nhiên đa phần ở Istanbul vẫn sử dụng tiền mặt (bao gồm cả taxi), nên tốt nhất là bạn nên đổi tiền mặt trước để tiện sử dụng. Các bạn cũng có thể đổi ở ngay sân bay tại các quầy chuyển đổi tiền tệ quốc tế.
Taxi khi du lịch Istanbul đa phần đều chạy dựa trên công tơ mét. Giá niêm yết cố định là 4 TRY (~11.000 đ) cho điểm khởi đầu và 2,5 TRY (~6.900 đ) cho mỗi km di chuyển. Các chuyến đi ngắn sẽ tính giá tối thiểu là 10 TRY (~27.500 đ). Tuy nhiên, thủ đoạn lừa đảo thường gặp nhất chính là tình trạng chở khách đi lòng vòng để tăng tiền cước phí. Có một lần bọn mình còn bị một tài xế taxi lừa tiền bằng cách tráo tờ tiền bọn mình đã đưa (200 TRY) thành tờ 20 TRY và nói bọn mình vẫn trả thiếu tiền và đòi thêm (giá vé taxi hết 50 TRY).
Kinh nghiệm là luôn bắt taxi hãng (xe màu vàng) và trước khi lên xe nhớ chụp lại biển số, đồng thời lưu số điện thoại của tổng đài để liên hệ ngay khi cần thiết. Đồng thời mở Google Map để kiểm tra hành trình chuyến đi để phát hiện ngay khi thấy tài xế cố tình chở mình đi lòng vòng.
Bọn mình cũng may mắn là có quen một người bạn bản địa, nên mỗi khi đi taxi mà thấy dấu hiệu tài xế cố tình đi lạc đường thì sẽ gọi bạn ấy để đòi lại công lý ngay. Vụ tráo tiền ở trên thì sau khi thấy bọn mình chụp ảnh lại và nói sẽ báo tổng đài, thì chú tài xế tự động quay lại trả tiền và bảo là nhầm lẫn (?!).
Hãy trả giá!!
Đi mua sắm ở Istanbul, đặc biệt là ở các khu chợ như Grand Bazaar thì bạn đừng quên mặc cả vì nếu kỹ năng đàm phán tốt thì còn được giảm kha khá tiền hihi.
Bài viết của bạn Trương Hải Linh, các bạn có thể xem clip du lịch Istanbul của bạn Linh ở đây.
Link nội dung: https://uia.edu.vn/istanbul-o-dau-a71771.html