Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, mở ra nhiều cơ hội làm việc tốt với các chức danh mới mẻ cho người lao động, trong đó phải kể đến Specialist. Vậy Specialist là gì? Sự khác nhau giữa Specialist, Generalist và Executive là gì? Mời bạn tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau của CareerLink nhé!
“Specialist là chuyên gia hay chuyên viên - những người có kiến thức chuyên môn sâu sắc ở một lĩnh vực nhất định.”
Một số vị trí Specialist có thể kể đến như lập trình viên, chuyên gia nhân lực, chuyên gia tài chính…
Các vị trí Specialist, Generalist và Executive thường bị sử dụng nhầm lẫn khi mô tả chức danh và vai trò của một người trong doanh nghiệp. Thực tế, các vị trí này không thể thay thế lẫn nhau bởi bản chất của nó hoàn toàn khác nhau.
Bên cạnh Specialist, còn có một khái niệm về vị trí công việc khác hay bị sử dụng nhầm đó là Generalist. Để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm, đặc điểm và mục tiêu nghề nghiệp của Specialist và Generalist, bạn hãy tham khảo ngay bảng sau:
Điểm khác nhau giữa Executive và Specialist là gì? Có thể thấy sự khác biệt lớn nhất giữa hai vị trí Specialist và Executive là ở tính chất chuyên môn liên quan đến công việc. Một chuyên viên sẽ phải chịu trách nhiệm với các nhiệm vụ có tính chuyên môn cao, đòi hỏi kinh nghiệm sâu rộng và hiểu biết hơn. Bên cạnh đó, các chuyên viên còn lại người đưa ra các định hướng, kế hoạch mang tính chuyên môn cho một dự án.
Đối với nhân viên, nhiệm vụ của họ chỉ là những người đưa ra các định hướng chuyên môn cho một dự án hay đầu việc. Ngoài ra, họ cũng chỉ có nhiệm vụ thực hiện các công việc theo chỉ đạo của cấp trên và chuyên viên. Họ vẫn có thể đóng góp ý kiến cho dự án để có kết quả tốt nhất.
Nhìn chung, vị trí nhân viên không có yêu cầu quá cao về kiến thức và kinh nghiệm. Một nhân viên hoàn toàn có thể tích lũy kiến thức cho bản thân để vươn lên các vị trí chuyên viên trong tương lai.
Để trở thành một chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó đòi hỏi bạn phải thực sự có năng lực và kiến thức chuyên sâu về một chuyên ngành cụ thể. Hơn nữa, bạn luôn phải tập trung vào lĩnh vực của mình và không ngừng trau dồi, hoàn thiện bản thân. Điều này sẽ giúp bạn có được kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực mà mình làm việc.
Y tế là một trong những lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống hiện nay, đặc biệt là tình hình dịch bệnh, các loại bệnh tật xuất hiện ngày càng nhiều. Do đó, nhu cầu nhân lực cho lĩnh vực này ngày càng tăng cao.
Chuyên gia y tế sẽ tập trung làm một công việc cụ thể nào đó trong ngành y học như tai mũi họng, tim mạch, khoa nội, khoa nhi… Một chuyên gia y tế là người đã thực hiện một số nghiên cứu y tế chuyên sâu. Với một số loại bệnh đặc biệt, chuyên gia y tế sẽ đảm nhận việc chẩn đoán, khám chữa bệnh cũng như theo dõi tình hình bệnh nhân.
Chuyên gia truyền thông (Communication Specialist)
Truyền thông là lĩnh vực đang ngày càng phát triển nở rộ trong đời sống hiện nay, khi nhiều công ty, doanh nghiệp và các cá nhân đều có nhu cầu muốn được quảng bá hình ảnh của mình đến đông đảo nhiều người biết.
Chuyên gia truyền thông là một chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể thuộc ngành truyền thông có thể phụ trách xây dựng mối quan hệ công chúng, báo chí, truyền thông nội bộ… Công việc của một chuyên gia truyền thông đòi hỏi phải thành thạo các kỹ năng liên quan đến giao tiếp và viết lách. Bởi họ sẽ phải phụ trách trả lời câu hỏi của truyền thông, soạn thảo các thông cáo báo chí, xây dựng các buổi hội thoại, tọa đàm, làm việc với các nhân viên tiếp thị, xây dựng hình ảnh công ty trên các nền tảng mạng xã hội…
Chuyên gia tài chính là những người làm việc trong lĩnh vực tài chính và hầu hết đều làm việc tại các ngân hàng, công ty bảo hiểm, tập đoàn tín dụng…
Họ có nhiệm vụ là gặp gỡ khách hàng để tìm hiểu về mục tiêu tài chính cũng như nhu cầu đầu tư của khách. Dựa vào đó các chuyên gia tài chính có thể đánh giá và xác định những sản phẩm phù hợp có thể bán cho họ như bảo hiểm, dịch vụ đầu tư… Ngoài ra, chuyên gia tài chính còn phụ trách việc đánh giá và đưa ra dự đoán về xu hướng kinh doanh trong tương lai.
Để trở thành một chuyên gia tài chính xuất sắc, bạn cần có đầy đủ các kỹ năng về giao tiếp, nắm bắt tâm lý khách hàng tốt. Đây sẽ là một bước đệm đầu tiên để bạn tạo thiện cảm, sự tin tưởng đối với khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm hiểu về các con số, phần mềm công nghệ liên quan đến tài chính cùng kỹ năng tiếp thị, bán hàng tốt.
Hi vọng bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ cho bạn thông tin chi tiết về vị trí Specialist là gì. Để tìm kiếm các vị trí tuyển dụng specialist, hãy truy cập vào CareerLink.vn ngay nhé.
Hồng An
Link nội dung: https://uia.edu.vn/specialist-va-executive-a71366.html