Trong kiểm thử phần mềm, V-Model (hay mô hình chữ V) là một mô hình dạng SDLC (Software Development Life Cycle) có tính kỷ luật cao, trong đó có một giai đoạn kiểm thử chạy song song với mỗi giai đoạn của phát triển. Mô hình chữ V là một phần mở rộng của mô hình thác nước (Waterfall), trong đó việc kiểm thử được thực hiện trên từng giai đoạn song song với việc phát triển một cách tuần tự. Nó còn được biết đến với tên gọi Validation Model (mô hình xác thực) hoặc Verification Model (mô hình xác minh).
Giả sử, bạn được giao một nhiệm vụ là phát triển một phần mềm tùy biến cho khách hàng. Không cần quá quan tâm đến các nền tảng kỹ thuật hay các công nghệ sẽ áp dụng, bạn hãy thử đưa ra dự đoán có hệ thống về trình tự các bước bạn sẽ làm theo để hoàn thành được nhiệm vụ này.
Các bước bạn nghĩ ra thông thường sẽ bao gồm như sau:
Chúng ta có lẽ cần sắp xếp lại một chút, chẳng hạn bạn cần tìm thông tin trước, sau đó lên kế hoạch mình sẽ làm việc bằng công nghệ nào, rồi viết mã cho nó, cuối cùng mới kiểm tra lại xem phần mềm đã đáp ứng hết các yêu cầu chưa.
Và thực tế chúng ta sẽ cần nhiều bước hơn thế này, bảng dưới đây mô tả các bước cần thiết cho giai đoạn phát triển trong mô hình thác nước (Waterfall)
Giai đoạn Hoạt động Thu thập yêu cầu Thu thập càng nhiều thông tin càng tốt về các chi tiết thiết kế và đặc tả kỹ thuật của phần mềm từ các mong muốn của khách hàng. Giai đoạn này đơn giản chỉ là thu thập các yêu cầu, không cần làm gì khác. Thiết kế Lên kế hoạch về ngôn ngữ lập trình được sử dụng như Java, PHP, .net; cơ sở dữ liệu như Oracle, MySQL, v.v. Quyết định cái nào sẽ phù hợp với dự án, cũng như một số chức năng và kiến trúc cấp cao. Xây dựng Viết source code cho phần mềm Kiểm thử Kiểm tra phần mềm để xác minh rằng nó được xây dựng theo các đặc tả kỹ thuật do khách hàng cung cấp. Triển khai Triển khai phần mềm trong môi trường thực tế Bảo trì Đây là trạng thái khi phần mềm sẵn sàng để sử dụng, có thể bạn sẽ được khách hàng yêu cầu thay đổi (nếu có).Như bạn thấy, quá trình kiểm thử trong mô hình này chỉ bắt đầu sau mã nguồn được triển khai xong.
Nếu bạn đang làm việc trong một dự án lớn, nơi mà có các hệ thống phức tạp, bạn rất dễ bỏ lỡ các chi tiết chính trong giai đoạn yêu cầu. Trong những trường hợp như vậy, một sản phẩm hoàn toàn sai sẽ được giao cho khách hàng và bạn có thể phải bắt đầu lại dự án HOẶC nếu bạn quản lý để ghi chú các yêu cầu một cách chính xác nhưng mắc lỗi nghiêm trọng trong thiết kế và kiến trúc phần mềm của bạn, bạn sẽ phải thiết kế lại toàn bộ phần mềm để sửa lỗi.
Theo đánh giá của hàng nghìn dự án áp dụng mô hình thác nước đã chỉ ra rằng các defects được đưa ra trong quá trình yêu cầu & thiết kế chiếm gần một nửa. Và vì đây là giai đoạn rất sớm của toàn bộ quá trình, hậu quả xấu nhất xảy ra là chúng ta cần làm lại từ đầu tất cả các bước nếu chúng ta không phát hiện ra vấn đề sớm .
Chi phí cần bỏ ra để sửa chữa một khiếm khuyết sẽ tăng lên trong suốt vòng đời phát triển. Và xui cho chúng ta là nó sẽ tăng theo cấp số nhân. Một lỗi được phát hiện càng sớm trong vòng đời, thì việc sửa chữa nó càng dễ dàng.
Mô hình chữ V được tạo ra như một giải pháp để giải quyết vấn đề của mô hình thác nước. Thay vì chỉ kiểm thử khi quá trình phát triển mã nguồn kết thúc như trong mô hình thác nước, mô hình chữ V cung cấp một quá trình kiểm thử chạy song song cho mỗi bước của quá trình phát triển.
Mô hình chữ V thực chất là tổ hợp của vòng đời phát triển phần mềm SDLC ở bên trái và vòng đời kiểm thử phần mềm STLC ở bên phải.
Ngoài mô hình chữ V, hiện nay cũng có các mô hình phát triển lặp đi lặp lại, trong đó việc phát triển được thực hiện theo các giai đoạn, với mỗi giai đoạn bổ sung một chức năng cho phần mềm. Mỗi giai đoạn bao gồm một tập hợp các hoạt động phát triển và thử nghiệm độc lập và được lặp lại ở giai đoạn phát triển tiếp theo khi giai đoạn hiện tại kết thúc. Ví dụ điển hình về các vòng đời Phát triển theo phương pháp lặp lại là Rapid Application Development, Agile Software Development.
Hiện nay theo mình thấy có rất nhiều mô hình vòng đời phát triển. Mô hình phát triển được lựa chọn cho một dự án phụ thuộc vào mục tiêu và đích đến hướng tới của dự án đó. Chúng ta cần chú ý như sau:
Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết.
Link nội dung: https://uia.edu.vn/tim-hieu-v-a71288.html