Đạo văn- Plagiarism – những điều du học sinh cần biết

Nhiều người cho rằng “đạo văn” là “mượn” ý tưởng hoặc câu chữ của người khác. Khi bị phát hiện thì họ chỉ nói do vô tình. Chính vì quan niệm đó, mà nhiều du học sinh, sinh viên Việt Nam đã trừ điểm nặng nề, bị điểm 0, phải thi lại, học lại, và không hiếm trường hợp bị đuổi học vì “đạo văn” khi theo học ở nước ngoài.

Có rất nhiều biến hóa khác của đạo văn mà bạn cần nắm rõ trước khi học tập tại các quốc gia phát triển nơi coi đạo văn là việc làm đáng lên án và ý tưởng hay sản phẩm trí thức là một tài sản được Pháp luật bảo vệ.

Với nhiều công cụ kiểm tra đạo văn sẵn có như hiện nay, chuyện biết được một bài viết có đạo văn hay không hoàn toàn không khó. Hãy cùng Vietint tìm hiểu về việc đạo văn và những kinh nghiệm để không mắc phải sai lầm này nhé.

“Đạo văn” (plagiarism) là gì?

Theo Tự điển Merriam-Webster Online, “đạo văn” có nghĩa là ăn cắp ý tưởng hoặc từ ngữ của người khác và mạo nhận đó là của mình. Ở mức độ nhẹ, đó là trích dẫn một câu văn, mặc dù đã có đề cập đến nguồn tài liệu tham khảo, nhưng không đặt dấu ngoặc kép vào câu được trích dẫn. Nặng hơn, đó là sao chép lại nguyên văn ý tưởng, bài viết của người khác và trình bày như là một sàn phẩm của mình.

Căn cứ theo Luật Mỹ, “đạo văn” là một hành vi phạm tội, bao gồm đầu tiên là ăn cắp tài sản (trí tuệ) của người khác và sau đó là nói dối về hành vi này. Bất kỳ ý tưởng và từ ngữ nào đã được xuất bản (như sách, luận văn, file chữ, hình ảnh, video, nhạc trên internet) đều là tài sản trí tuệ; và được bảo vệ bởi luật pháp (luật sở hữu trí tuệ) tương tự như tất cả các tài sản thông thường khác (www.plagiarism.org).

Biểu hiện của đạo văn như thế nào?

Đạo văn có 2 biểu hiện là không dẫn nguồn và dẫn nguồn.

Trường hợp đạo văn không dẫn nguồn

Người viết trắng trợn sử dụng toàn bộ công trình của một ai đó thành của mình

Người viết sao chép cách phân bố, bố cục của các đoạn văn từ một nguồn duy nhất, không hề sửa đổi lại. Người viết cố gắng “trá hình” việc đạo văn của mình bằng cách sao chép từ nhiều nguồn khác nhau, biên tập đối chéo các câu sao cho nội dung thật hợp lí mà không phải tương đồng với bản gốc.

Mặc dù người viết đã giữ lại các nội dung quan trọng của nguồn, nhưng người đó vẫn sửa lại một chút về “diện mạo” của bài viết đó bằng cách thay đổi từ khóa hay câu cú.

Người viết dành thời gian để chú giải các nguồn khác nhau và nối chúng lại với nhau, thay vì dành nỗ lực tương tự cho công việc của mình.

Người viết “mượn đáng kể” các thành quả trước đó của chính mình để phục vụ cho bài viết/nghiên cứu mới

Trường hợp đạo văn dẫn nguồn

Người viết dẫn tên tác giả nhưng lại sao lãng việc điền thông tin cụ thể để dẫn chứng về đoạn dẫn nguồn tham khảo như năm xuất bản, trang, chương mục…

Người viết cung cấp thông tin sai sự thật liên quan đến các nguồn tham khảo, khiến đọc giả không thể tìm thấy được nguồn chính xác.

Người viết có dẫn nguồn nhưng lại “quên” dấu trích dẫn dù đoạn đó được sao chép từng từ một hay gần như thế. Mặc dù đã cung ứng đủ thông tin cơ bản cho nguồn dẫn nhưng người viết bị cho là đã không “tôn trọng” đến bản gốc và “dịch” sai thông tin.

Người viết dẫn ra tất cả các nguồn, đoạn văn và sử dụng việc trích dẫn một cách đầy đủ tuy nhiên công trình này vẫn được xem là gần như là không hề có tính độc đáo. Đôi khi rất khó để nhân ra hình thức này của đạo văn bởi vì chúng chẳng khác gì một bài nghiên cứu “dày công”.

Hành vi phạm tội dù có tinh vi đến đâu thì cũng… vẫn coi là tội phạm. Trong trường hợp này, người viết chỉ dẫn nguồn ở một vài nội dung tham khảo cơ bản. Mặc dù tiếp tục sử dụng các nội dung khác của cùng một nguồn này để viết bài nhưng người viết không tiếp tục trích dẫn. Bằng cách này, người đọc có thể bị “đánh lừa” bởi cách trích dẫn “nửa vời” của người viết.

Đạo văn- Plagiarism - những điều du học sinh cần biết-2

Các hình thức kỷ luật “đạo văn” trong trường học

Sinh viên đạo văn có thể bị đuổi học

Nếu hành vi đạo văn của sinh viên bị phát hiện thì sinh viên đó sẽ bị đình chỉ học hoặc thậm chí bị đuổi học. Chưa dừng lại ở đó, phía trường đại học sẽ ghi rõ hành vi đã từng đạo văn của người vi phạm vào học bạ của sinh viên đó. Điều này khiến người vi phạm không còn cơ hội nhập học vào bất kì một trường trung học hay đại học nào trong tương lai. H

ầu hết các trường đại học trên thế giới đều có những quy định rất nghiêm khắc với hành vi đạo văn. Thậm chí nhiều trường đại học còn có một hội đồng riêng chuyên làm công việc xác thực mức độ trung thực của sinh viên. Thông thường với lần phạm lỗi đầu tiên, sinh viên sẽ chỉ bị đình chỉ học một thời gian nhưng nếu còn tái phạm thì sẽ bị đuổi học.

Sự nghiệp có thể xuống dốc

Việc đạo văn có ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp của bạn. Ngoài việc uy tín cá nhân bị hủy hoại, bạn còn có thể bị đuổi việc hoặc bị giáng chức.

Trong một xã hội mở như hiện nay thì việc đạo văn dễ dàng để đến tai của những nhà tuyển dụng khác. Chính vì điều này nên sau khi bị phát hiện đạo văn, người vi phạm cũng gặp nhiều khó khăn để tìm được một công việc tốt.

Vướng vào vòng lao lý

Vi phạm bản quyền là một hành vi được xem là vô cùng nghiêm trọng. Không ai có quyền sử dụng tác phẩm của người khác mà không trích nguồn. Các bạn nên lưu ý rằng tác giả của tác phẩm có toàn quyền để kiện người đạo văn ra tòa.

Một số người đạo văn có thể bị coi là tội phạm hình sự, thậm chí có nguy cơ ngồi tù. Những người kiếm sống bằng việc viết lách như phóng viên hay nhà văn thường có nhiều nguy cơ gặp phải các vấn đề về đạo văn.

Những ai làm các công việc liên quan đến viết lách phải hết sức cẩn thận để tránh vi phạm luật bản quyển và đạo văn. Đối với những người viết chuyên nghiệp thì đạo văn không những liên quan đến pháp lý mà còn vi phạm đạo đức làm nghề.

Có thể bị phạt tiền

Ngoài việc mất uy tín, bị đuổi học, mất việc làm thì người đạo văn còn có thể bị phạt tiền. Trong trường hợp tác giả có tác phẩm bị đạo quyết định kiện người vi phạm thì người đó có thể bị yêu cầu bồi thường thiệt hại cho tác giả bằng một khoản tiền.

Cho dù bạn là sinh viên đại học hay phóng viên tại những tạp chí danh tiếng thì khi vi phạm vẫn sẽ bị pháp luật trừng trị một cách công bằng.

Hậu quả của việc đạo văn đôi khi không thể lường trước được và ai cũng có thể vi phạm lỗi này nếu không để ý. Trước khi bắt đầu viết một bài báo hoặc dự án nào, các bạn nên tìm hiểu về đạo văn để biết cách phòng tránh.

Các bạn có thể sử dụng một số công cụ kiểm tra đạo văn online dưới đây để rà soát lại bài viết của mình trước khi nộp: Plagium, Turnitin, PlagScan, Dupli Checker, Plagiarisma, Quetext, Grammarly.

Đạo văn- Plagiarism - những điều du học sinh cần biết-3

5 phương pháp để tránh Plagiarism

Việc tránh plagiarism sẽ trở nên thực sự dễ dàng nếu như bạn đã có một sự hiểu biết cơ bản về nó. Để giúp bạn tránh xa điều cấm kỵ này thì dưới đây sẽ là những phương pháp hiệu quả nhất.

1. Trích dẫn nguồn

Khi sử dụng một ý tưởng hoặc một từ ngữ mà không phải của bạn thì hãy luôn thêm một trích dẫn trong văn bản của bạn. Chỉ đơn giản bằng việc xác định nguồn gốc của thông tin bao gồm tác giả, ấn phẩm, năm xuất bản và bất kỳ yếu tố trích dẫn nào khác. Một lưu ý quan trọng là trích dẫn phải tuân theo reference style tiêu chuẩn của trường.

Hiện nay Harvard Style là format phổ biến nhất nhưng cũng cần lưu ý. Có nhiều biến thể khác nhau của Harvard Style phụ thuộc vào đất nước mình theo học (Anh hay Úc). Do đó hay luôn bám sát vào reference style ở trên website của trường. Để có format chuẩn nhất (nhiều lúc download trên mạng hên xui lắm)

2. Sử dụng dấu trích dẫn

Nếu như bạn muốn sử dụng chính xác các từ của một nguồn nào đấy vào trong bài của mình. Thì một yêu cầu bắt buộc để tránh plagiarism là phải sử dụng dấu ngoặc kép cho những từ đó để biểu thị rằng chúng không phải do bạn nghĩ ra. Và đương nhiên một trích dẫn trực tiếp cũng phải được trích dẫn nguồn để người đọc biết rằng trích dẫn đấy đến từ ai.

3. Kỹ năng Paraphrase

Paraphrase (diễn giải) có thể hiểu là việc viết lại một ý tưởng hoặc thông tin từ một nguồn nào đấy. Để biến nó thành của riêng bạn mà không làm thay đổi ý nghĩa của nó. Nhưng hãy cẩn thận paraphrase có thể trở thành plagiarism nếu bạn làm không đúng.

Để Paraphrase thành công mà không bi coi là plagiarism. Thì cũng giống như một điệu nhảy với câu chữ của bạn.

Đầu tiên hãy xác định thật chính xác ý tưởng chủ đạo của thông tin. Bởi đây là cốt lõi của việc bạn có paraphrase thành công hay không. Dựa trên nền ý tưởng đó, bạn cần chọn từ vựng để diễn đạt ý tưởng sao cho sử dụng lại càng ít từ hoặc cụm từ của bài viết gốc càng tốt.

Nếu không thể thay thế bằng từ đồng nghĩa. Hãy cố gắng thay đổi cấu trúc ngữ pháp bằng cách đảo trật tự các thành phần trong câu. Và cuối cùng hãy luôn nhớ rằng bạn đang sử dụng một ý tưởng khác từ người khác. Vì vậy bạn sẽ phải luôn trích dẫn nguồn của thông tin.

4. Trình bày ý tưởng theo cách của riêng bạn

Thay vì lặp lại những từ và những ý tưởng từ nguồn. Thì hãy thử khám phá xem bạn sẽ nói về nó như thế nào. Hãy tự hỏi bản thân mình xem quan điểm của bạn. Và cả những trải nghiệm của mình có thể đóng góp trong bài viết của mình như thế nào.

Luôn ghi nhớ rằng nếu bạn sử dụng ý tưởng từ một nguồn nào đấy hoặc những từ ngữ mà bạn luôn sử dụng cho quan điểm của mình. Thì bạn vẫn cần phải áp dụng các hướng dẫn ở trên để tránh plagiarism.

Nếu bạn đang viết về cùng một chủ đề cho nhiều assignment (bài tập). Thì cũng có thể dẫn đến việc bạn sẽ sử dụng lại một số phrase trước đấy của chính mình. Và đây có thể được coi là “self-plagiarism” (tự đạo văn).

Rủi ro liên quan đến “self-plagiarism” cũng sẽ cao bởi trong hầu hết các trường hợp. Giáo viên sẽ không cho phép bạn sử dụng lại các bài viết cũ kể cả là do chính bạn viết ra trước đây. Hơi khó tin đúng không. Nhưng bạn cứ thử đi rồi sẽ thấy lúc lên Turn-It-In nó đỏ lòm similarity ngay. Đối với trường hợp này, tốt nhất bạn vẫn phải trích dẫn. Vì trích dẫn của chính mình thì chạy đi đâu mà thiệt được.

5. Sử dụng các công cụ kiểm tra plagiarism

Với sự phát triển của công nghê thông tin, ngày nay, “đạo văn” có thể bị phát hiện rất dễ dàng. Chỉ cần copy bài viết cần kiểm tra vào các website như www.plagium.com, www.writecheck.com, www.grammarly.com, v.v. và bấm “search”; các câu, chữ bị “đạo” sẽ hiện lên ngay lập tức.

Để tránh “đao văn”, các trường học đều trang bị các dịch vụ “tìm” và “chống” “đạo văn”, đồng thời với việc lưu trữ trên mạng các bài viết và luận văn của sinh viên. Bài viết của học sinh trước khi nộp đều được đưa qua phần mềm kiểm tra để phát hiện các nội dung/câu/chữ sao chép từ các văn bản khác.

Một thực tế là dù có cẩn thận đến đâu bạn vẫn có thể vô đưa một vài cụm từ hoặc cách diễn đạt thông dụng vào bài viết. Và bị bắt lỗi plagiarism do không trích dẫn. Do đó, khi bạn cảm thấy nghi ngờ về điều này thì có thể sử dụng các công cụ kiểm tra plagiarism trực tuyến. Để giúp bạn nắm bắt những vấn đề này trước khi nộp bài làm của mình.

Có rất nhiều công cụ kiểm tra trực tuyến hiện nay. Một trong số đó có thể kể đến như là Write Check, Grammarly hay Viper. Tương tự Turn-it-in, những công cụ này giúp cho bạn biết được liệu các phần trong bài viết của bạn có plagiarism hay không. Và một số thậm chí còn làm nổi bật các từ hoặc câu được quan tâm cụ thể. Và xác định xem chúng bắt nguồn từ đâu. Tuy nhiên mỗi công cụ lại có ưu nhược điểm riêng .

5 phương pháp để trành Plagiarism được nêu ở trên hị vọng sẽ giúp bạn tránh được vấn đề plagiarism. Ngoài việc nhận thức rõ hơn về plagiarism thì việc luyện tập để tránh plagiarism. Cũng nên được thực hiện hàng ngày.

Link nội dung: https://uia.edu.vn/dao-van-tieng-anh-la-gi-a71106.html