Dữ liệu là gì? Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu

1. Khái niệm dữ liệu là gì?

“Dữ liệu là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự khác”.

Trên đây là khái niệm được nêu tại khoản 6 Điều 3 Luật Giao dịch điện tử 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2024).

Dữ liệu được sử dụng trong quản lý doanh nghiệp, nghiên cứu khoa học, quản lý tài chính, quản trị và hầu như trong mọi hình thức hoạt động tổ chức của con người.

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường thấy dữ liệu được sắp xếp dưới dạng các bảng biểu. Một tập dữ liệu tồn tại khi có nội dung của một bảng biểu riêng biệt.

Dữ liệu là gì?
Dữ liệu là gì? (Ảnh minh hoạ)

2. Phương thức lưu trữ dữ liệu

Máy tính có thể lưu trữ các dữ liệu như hình ảnh, âm thanh, văn bản hay video và được lưu dưới dạng nhị phân bằng cách sử dụng hai mẫu số 1 và 0. Bit là một đơn vị nhỏ được sử dụng trong việc lưu trữ các thông tin. Chính vì thế mà bộ nhớ còn được lưu trữ bằng Megabyte và Gigabyte.

Việc mất dữ liệu là điều hoàn toàn có thể xảy ra trong bất kỳ trường hợp nào. Chính vì vậy, người dùng luôn được khuyến khích nên có các phương thức lưu dữ liệu để dữ liệu của họ luôn được an toàn. Dưới đây là một số phương thức lưu trữ data đơn giản và an toàn:

Lưu trữ dữ liệu bằng Public Cloud
Lưu trữ dữ liệu bằng Public Cloud (Ảnh minh hoạ)

3. Một số dạng dữ liệu phổ biến

Hiện nay, có khá nhiều dạng data. Tuy nhiên, 2 dạng cơ bản và phổ biến nhất đối với người dùng đó là dữ liệu có cấu trúc (Structured data) và dữ liệu không có cấu trúc (Unstructured data). Quá trình phân tích và khai thác giá trị của chúng thường yêu cầu phải có các công cụ và kỹ thuật phân tích dữ liệu đặc biệt.

3.1. Dữ liệu không có cấu trúc

Dữ liệu không có cấu trúc (Unstructured data) là loại dữ liệu có cấu trúc bên trong nhưng không tuân theo các quy tắc và tiêu chuẩn cụ thể, không được cấu trúc rõ ràng thông qua các lược đồ hoặc mô hình dữ liệu được xác định trước.

Ví dụ: tài liệu HTML, tài liệu PDF, các tài liệu văn bản tự do, email, tệp video và hình ảnh.

Do thiếu hụt về cấu trúc nên đã khiến cho dữ liệu không cấu trúc trở nên khó khăn khi tìm kiếm, quản lý và phân tích. Đây chính là lý do tại sao các doanh nghiệp đều bỏ qua dạng data này.

3.2. Dữ liệu có cấu trúc

Dữ liệu có cấu trúc (Structured data) là loại dữ liệu có tổ chức rõ ràng, được hiển thị trong các hàng và cột có tiêu đề. Data có cấu trúc có thể dễ dàng xử lý bằng các công cụ tìm kiếm dữ liệu.

Ví dụ: các bảng dữ liệu trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các tài liệu XML, tập tin Excel, kết quả biểu mẫu web và các thẻ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).

Lợi ích của dữ liệu cấu trúc:

Dữ liệu có cấu trúc và dữ liệu không có cấu trúc
Dữ liệu có cấu trúc và dữ liệu không có cấu trúc (Ảnh minh hoạ)

4. Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu

Theo khoản 4 Điều 3 Luật Giao dịch điện tử 2023:

Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi, được nhận, được lưu trữ bằng phương tiện điện tử

Đồng thời, theo quy định tại Mục 1 Chương II Luật Giao dịch điện tử:

giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu là “Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.

Giá trị của thông điệp dữ liệu được xem như văn bản

Điều 9 của Luật chỉ rõ:

- Nếu thông tin trong thông điệp dữ liệu dùng để truy cập và sử dụng để tham chiếu thì thông điệp đó đáp ứng được yêu cầu thể hiện thông tin bằng văn bản của pháp luật.

- Nếu văn bản được công chứng, chứng thực theo đúng quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực thì thông điệp dữ liệu được chấp nhận.

Giá trị của thông điệp dữ liệu được xem như bản gốc

Theo Điều 10 của Luật, nếu đáp ứng đủ các yêu cầu dưới đây thì thông điệp dữ liệu được có giá trị và được sử dụng như văn bản gốc:

Giá trị của thông điệp dữ liệu được xem như chứng cứ

Đây là quy định tại Điều 11 của Luật. Cụ thể, thông điệp dữ liệu có thể được dùng làm chứng cứ theo quy định của Luật này và pháp luật về tố tụng.

Những thông tin trên bài viết có lẽ đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm dữ liệu là gì và giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu. Từ đó có thể thấy được tầm quan trọng của dữ liệu trong nhiều lĩnh vực khác nhau như khoa học, kế toán, xây dựng. Đây cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp tiến xa hơn trong thời đại số.

Link nội dung: https://uia.edu.vn/du-lieu-la-gi-a70964.html