Làm content là gì? Giải đáp từ A-Z về nghề làm content

“Làm content là gì” là một câu hỏi rất chung chung. Vì thế ở bài viết này, ABC Digi sẽ giải thích lần lượt từng khái niệm để giúp bạn hiểu rõ hơn. Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về định nghĩa content marketing, sau đó là vai trò của người làm content trong 1 doanh nghiệp và những kỹ năng cần có.

Sau bài viết này bạn sẽ biết được 1 người làm content cho doanh nghiệp sẽ làm những gì? Và cần học những kỹ năng nào để trở thành họ?

I. Làm content là gì?

1. Định nghĩa content marketing

Khóa học miễn phí content marketing cho người mới bắt đầu

Content marketing là một kỹ thuật tạo và phân phối nội dung có tính liên quan, đều đặn và mang lại giá trị để thu hút và chuyển đổi một tệp đối tượng đã được xác định, với mục tiêu là tạo ra những hoạt động mang lại lợi nhuận từ đối tượng đó.

Xem thêm: 2 công thức viết bài bán hàng PAS và PBS

Giải thích một cách đơn giản thì content marketing là cách ứng dụng nhiều loại content một cách có chọn lọc, để truyền tải thông điệp của thương hiệu đến với khách hàng một cách bài bản, có chiến lược rõ ràng, từ đó giúp hoàn thành các mục tiêu về marketing và bán hàng.

Hiểu rõ content marketing qua 1 bức ảnh

2. Vai trò của người làm content.

Content là linh hồn của mọi hoạt động Marketing. Không có content thì không có Marketing. Vai trò của content chính là mang thông điệp đến với khách hàng. Và tương tự đó cũng chính là vai trò của người làm content. Nói đơn giản người làm content là người có thể sản xuất content mà content đó mang được thông điệp của thương hiệu đến khách hàng.

3. 3 vị trí phổ biến trong nghề content

3.1. Content Writer

Content writer, hay người viết nội dung, là những người chuyên tạo ra các bài viết, bài blog, và nội dung thông tin khác trên các nền tảng trực tuyến.

Nhiệm vụ chính của họ là cung cấp thông tin giá trị cho độc giả về các chủ đề cụ thể. Họ cố gắng duy trì tính thú vị, hấp dẫn và phù hợp với đối tượng đọc. Content writer giúp xây dựng sự hiểu biết và lòng tin từ khách hàng thông qua nội dung chất lượng.

Xem thêm: Chia sẻ lộ trình tự học content miễn phí từ con số 0 cho đến có việc làm

Content Writer

3.2. Copywriter

Copywriter, người viết quảng cáo, là những nghệ sĩ của văn bản quảng cáo. Họ chuyên viết các thông điệp và tiêu đề thu hút sự chú ý của người tiêu dùng (như tagline, slogan…).

Nhiệm vụ của họ là sáng tạo câu chuyện, thông điệp và văn bản quảng cáo để thuyết phục mua sắm sản phẩm hoặc dịch vụ. Copywriter cần phải sử dụng từ ngữ thuyết phục mạnh mẽ, nhưng ngắn gọn, sáng tạo và hiểu rõ tâm lý của khách hàng để tạo ra nội dung quảng cáo hiệu quả.

Xem thêm: 3 Nhóm Định Dạng Nội Dung Phổ Biến Trong Marketing

(Theo BrandsVietNam)

Content writer và Copywriter khác gì nhau?

3.3. Content Creator

Content Creator (Nhân viên Sáng tạo nội dung) là một thuật ngữ để gọi tên những người sáng tạo và sản xuất ra các nội dung nhằm mục đích truyền tải thông điệp đến công chúng thông qua các sản phẩm truyền thông như bài viết, ảnh, poster, video clip,… (Theo định nghĩa của Top CV)

3.4. Nhiều khi còn chia ra thành vị trí gắn liền với loại content/kỹ năng

UX writer: là người viết cho trải nghiệm người dùng. Họ tập trung vào viết nội dung cho các ứng dụng di động, trang web và giao diện người dùng để cải thiện trải nghiệm người dùng.

Họ đảm bảo rằng thông điệp và hướng dẫn trong sản phẩm số là rõ ràng, dễ hiểu và hỗ trợ người dùng trong việc sử dụng ứng dụng. Họ làm việc cùng với các nhóm thiết kế sản phẩm (product design) cũng như đội ngũ xây dựng phần mềm để đảm bảo rằng từ ngữ và giao diện hoạt động cùng nhau để tạo ra trải nghiệm tốt cho người dùng.

Xem thêm: Top 12 Khóa Học Content Marketing Miễn Phí Và Có Phí

(Định nghĩa từ BrandsVietNam)

SEO Writer: Là người chuyên viết nội dung SEO cho website

Social Content: Là người chuyên tạo nội dung trên các nền tảng social media như Facebook, Instagram, TikTok,… nhằm thu hút sự tương tác của khách hàng.

4. Tham khảo chân dung của 1 người làm content tại các website tuyển dụng

Bạn có thể tham khảo chân dung cụ thể của 1 người làm content qua các JD được đăng tải trên các website tuyển dụng. Khi tham khảo các mẫu JD này, bạn sẽ biết được ở doanh nghiệp thực tế họ yêu cầu 1 ứng viên content sẽ sở hữu những kỹ năng gì, từ đó chuẩn bị tốt hơn.

Một mẫu JD content marketing tham khảo

II. Lộ trình trở thành người làm content marketing

Mỗi người sẽ có 1 lộ trình riêng nhưng ở đây ABC Digi sẽ gợi ý cho bạn 1 lộ trình, bạn có thể xem xét độ phù hợp với bản thân và chỉnh sửa.

Lưu ý: Nói đúng hơn lộ trình này gọi là “full stack content marketer”, nhưng ở thị trường tuyển dụng hiện tại 1 bạn content dường như sẽ làm fullstack (nói đơn giản là đa nhiệm, ngoài kỹ năng viết bạn còn biết thiết kế cơ bản chẳng hạn).

Xem thêm: 7 Cách Luyện Viết Content Hàng Ngày Cho Newbie

Lộ trình 3 giai đoạn phát triển Fullstack Content Marketing theo chia sẻ của anh Nguyễn Hoàng Đức - founder ABC Digi.

Giai đoạn 1: Xây nền và phát triển 1 kỹ năng lõi

Giai đoạn này thường sẽ kéo dài 1-2 năm. Bạn cần chọn ra 1 kỹ năng trong content để bắt đầu theo đuổi. Có thể là viết bài SEO, viết nội dung Facebook, làm video ngắn, design… cái nào cũng được, bạn cần chọn lấy 1 cái để tập trung phát triển, ví dụ với tôi là viết bài SEO.

Cũng trong giai đoạn này, một việc quan trọng khác là bạn phải tìm hiểu về các kiến thức nền tảng của marketing như chân dung khách hàng, hành trình khách hàng, hành vi khách hàng, AIDA… rất nhiều người làm marketing là người trái ngành, tôi cũng vậy, vì thế thường sẽ không có sẵn kiến thức nền. Mà nền yếu thì sao mà phát triển lớn được. Vì thế đây là giai đoạn mà chúng ta cần tôi luyện phần nền này.

Giai đoạn 2: phát triển chiều sâu cho kỹ năng lõi, tìm hiểu kiến thức thương hiệu và các kỹ năng phụ trợ

Đến giai đoạn này, kỹ năng lõi của bạn đã vững vàng hơn nhiều. Lúc này bạn cần nâng cấp kỹ năng này lên để tăng được hiệu quả bán hàng. Bài SEO không chỉ để lên top mà còn phải có khả năng bán hàng. Bài fanpage không chỉ có nhiều tương tác mà còn phải ra nhiều đơn hàng. Kiểu vậy. Vì mục đích cuối cùng của làm content, làm marketing là để bán hàng mà.

Xem thêm: 10 khóa học digital marketing miễn phí giúp bạn phát triển fullstack

Lúc này, bạn cũng đã bắt đầu hiểu hơn về marketing, bạn cần tìm hiểu thêm kiến thức về thương hiệu. Đây là kiến thức rất quan trọng. Khi bạn bắt đầu có tư duy thương hiệu, bạn sẽ thấy cách làm nội dung của tôi khác hẳn. Nhưng thương hiệu là kiến thức khó, cần nhiều trải nghiệm để có thể cảm và hiểu được nó. Quan trọng là bạn phải luôn suy nghĩ về các yếu tố thương hiệu khi làm nội dung.

Bạn sẽ cần học thêm các kỹ năng làm nội dung khác để hỗ trợ cho kỹ năng lõi. Khi biết càng nhiều kỹ năng phụ trợ, tự dưng bạn sẽ thấy có nhiều cách làm, nhiều góc nhìn sâu sắc hơn về kỹ năng lõi.

Ngoài các kỹ năng, kiến thức về content. Bạn cũng nên tìm hiểu thêm về các kỹ thuật khác trong digital marketing như chạy quảng cáo Facebook, Google, TikTok, làm SEO… bạn không cần phải giỏi mấy thứ này, nhưng việc tìm hiểu và thử làm nó sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại content tôi đang làm. Việc giao tiếp giữa bạn và các bộ phận khác trong team marketing cũng sẽ thuận tiện hơn vì bạn hiểu được công việc của họ.

Giai đoạn 2 này thường kéo dài khoảng 2 năm.

Is Marketing a Good Career Path? - Forage

Học thêm nhiều thứ xoay quanh lĩnh vực marketing

Giai đoạn 3: phát triển tư duy kết hợp và tối ưu

Lúc này bạn đã có kha khá kỹ năng content cũng như trải nghiệm, kiến thức về marketing nói chung và content nói riêng. Có thể bạn đã là team leader rồi. Việc cần làm bây giờ là bạn phải luyện tập khả năng kết hợp các loại và định dạng content, trên nhiều kênh truyền thông với nhau sao cho tạo ra hiệu ứng cộng hưởng.

Tiếp đến là rèn tư duy tối ưu các nguồn lực làm nội dung cho bản thân và công ty. Các nguồn lực chính là thời gian, ngân sách và con người. Bạn phải tìm cách để sử dụng 3 nguồn lực này tối ưu nhất, tiết kiệm nhất nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu hiệu quả công việc.

Xem thêm: 7 Bước & 8 Lưu Ý Viết Bài Chuẩn SEO - Chi tiết và đơn giản

Đây là lộ trình tôi đã đi qua, cũng như đang triển khai cho nhân sự nội bộ công ty. Lộ trình hướng tới phát triển thành một fullstack content marketer, nói nôm na là đa năng, đa nhiệm, content gì cũng chiến được.

Xu hướng fullstack này là nhu cầu rất rõ ràng của thị trường hiện nay. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn muốn nhân sự của tôi đa năng để tối ưu chi phí và dễ quản lý. Quan trọng hơn, việc phát triển thành fullstack cũng là nền tảng để bạn có thể trở thành quản lý sau này, không chỉ là content leader, mà còn có thể là marketing manager, marketing director. Vì bạn hiểu biết và có thể quản lý, phối hợp nhiều kênh marketing khác nhau.

Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về con đường phát triển nghề nghiệp sắp tới. Có lộ trình đúng, có sự quyết tâm là các bạn có được 50% sự thành công rồi. 50% còn lại lại cố gắng thực hành, học - làm - sai - sửa liên tục.

III. Thu nhập của nghề viết content

Bảng thu nhập chia sẻ mức lương trung vị của ngành marketing. Mức lương trung vị của ngành marketing được trích từ Báo cáo thị trường tuyển dụng 2022 & Nhu cầu tuyển dụng 2023 của TopCV.

Những lưu ý trước khi đọc báo cáo:

Cụ thể mức lương ngành marketing nói chung và content nói riêng như sau:

1. Mức lương từ 1-3 năm kinh nghiệm

Mức lương từ 1-3 năm kinh nghiệm

2. Mức lương trên 3 năm kinh nghiệm

Mức lương trên 3 năm kinh nghiệm

3. Mức lương theo vị trí quản lý

Mức lương theo vị trí quản lý

IV. Cần rèn luyện những kỹ năng nào để làm content?

Kỹ năng viết:

Kỹ năng thiết kế:

Kỹ năng phân tích:

V. Học content miễn phí ở đâu?

Nếu bạn muốn học content marketing miễn phí, bài bản bạn có thể tham khảo ngay khóa học ABC Content của ABC Digi.

Đăng ký tham gia ngay tại đây

Lời kết

Mong rằng qua bài viết này bạn có thể tìm ra lời giải cho câu hỏi “làm content là gì”, từ đó phát triển trong nghề content một cách đúng chuẩn.

Nội dung tham khảo:

https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/335091-Sang-tao-noi-dung-So-sanh-Content-Writer-Copywriter-UX-Writer-va-Technical-Writer

Khóa học miễn phí content marketing cho người mới bắt đầu

Link nội dung: https://uia.edu.vn/lam-content-la-gi-a70933.html