Học Luật ra làm gì, lương bao nhiêu luôn là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Theo trung tâm dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động, nhóm Pháp luật chiếm 33% tỷ trọng nhu cầu nhân lực qua đào tạo. Hàng năm, chúng ta cần ít nhất 1300 luật sư, 230 thẩm phán, 200 công chứng viên, …
Trong khi đó, theo ước tính mỗi năm thì có khoảng 1000 cử nhân tốt nghiệp ngành Luật. Nó hoàn toàn chưa đáp ứng được tỷ trọng về nhu cầu nhân lực của cả nước đối với ngành Luật.
Vậy học Luật ra làm gì, lương bao nhiêu? Triển vọng nghề nghiệp ngành Luật như thế nào? Câu trả lời sẽ có ở nội dung bên dưới.
Tại một số quốc gia như Úc, Mỹ, Anh, … học Luật ra làm gì hay mức thu nhập của ngành Luật luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trung bình tại Mỹ, mức lương cao nhất của các Luật sư là từ 100,385$/năm. Trong khi đó tại Úc là 92,700$. Còn tại Anh, con số đó chỉ 60,820$/năm.
Tuy nhiên, trở thành Luật sư không phải là con đường duy nhất đối với sinh viên ngành Luật. Tùy vào chuyên ngành, sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại tòa án, làm viện kiểm sát, nhà báo, tư vấn luật, … Cụ thể:
Học Luật kinh tế là ước mơ của rất nhiều các bạn trẻ. Đối với ngành học này, sinh viên được trang bị các kỹ năng nghề nghiệp như: tư vấn; đàm phán; soạn thảo và ký kết hợp đồng; thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh; …
Vậy, học luật ra làm gì, Luật kinh tế có khó không?
Sinh viên chuyên ngành Luật kinh tế sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trực tiếp tại các tòa kinh tế, doanh nghiệp thuộc hệ thống tòa án nhân dân; hay các trung tâm trọng tài thương mại, các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý. Một số ít lựa chọn làm cố vấn pháp lý cho các tập đoàn đa quốc gia, các công ty liên doanh hoặc doanh nghiệp nước ngoài.
Nói chung, ngành Luật kinh tế đòi hỏi cả đầu vào lẫn đầu ra đều rất khắt khe. Tuy nhiên, khó khăn sẽ tạo ra kim cương! Nếu các bạn sinh viên thật sự yêu thích ngành nghề này, hãy học tập chăm chỉ bởi vì tương lai cực kỳ rộng mở.
Xem thêm: Nên chọn trường nào để theo học ngành Luật
Quản trị - Luật là một trong những chuyên ngành có đông sinh viên theo học. Sinh viên được trang bị những kiến thức về quản trị, kinh doanh và luật trong kinh doanh.
Có thể thấy, những kiến thức này là nhằm phục vụ cho các nhà quản trị và nhà tư vấn trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể hoạch định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp. Đồng thời, bạn có cả kiến thức về các yếu tố pháp lý nữa. Đó đều là một trong những kiến thức và kỹ năng quan trọng cần có trong xã hội hiện nay.
Học Luật đã khó, vậy Luật quốc tế thì sao đây? Dĩ nhiên ngành nào cũng có cái khó của nó. Sinh viên ngành này sẽ được đào tạo về lĩnh vực Tư pháp, Công pháp quốc tế; Luật so sánh và Luật thương mại quốc tế; …
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Luật quốc tế có thể làm việc tại các công ty tư vấn pháp luật; cơ quan ngoại giao hay quốc tế; Bộ, Sở Tư Pháp, …
Ngành Luật dân sự là một trong những ngành nghề đặc thù và khác biệt. Sinh viên học Luật ra làm gì thì cũng cần phải biết về các loại luật Dân sự như: Luật thừa kế, tố tụng dân sự; Hợp đồng lao động; Hợp đồng Dân sự; Công tác thanh tra, kiểm tra; Sở hữu công nghiệp; Luật hôn nhân và gia đình; …
Sinh viên ngành Luật dân sự sau khi ra trường sẽ làm việc ở Tòa án; viện kiểm sát; luật sư; chuyên viên tư vấn pháp luật; Phòng, Sở Tư Pháp; Cơ quan công an; …
Ngành Luật hình sự là một trong những ngành mũi nhọn của nhóm ngành Luật. Sinh viên được đào tạo về tâm lý tội phạm, luật tố tụng, hình sự, luật thi án hình sự, …
Sinh viên ra trường sẽ trở thành luật sư hay chuyên viên tư vấn. Nơi làm việc thường là viện kiểm sát; cơ quan công an; Tòa án nhân dân; Phòng, Sở Tư Pháp; Cơ quan công an; …
Sinh viên ngành này sẽ được học tất cả những kiến thức pháp luật liên quan đến thương mại. Bao gồm: Luật kinh tế, tài chính, ngân hàng, thuế, đất đai, …
Cũng giống như các chuyên ngành khác, sinh viên học Luật thương mại có thể làm việc cho doanh nghiệp hoặc nhà nước. Thông thường sinh viên sẽ làm tư vấn pháp luật lĩnh vực kinh tế, thương mại cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước; Sở Thương mại; Cục Hải quan; Sở kế hoạch Đầu tư; …
Sinh viên hoàn toàn có thể học Luật kinh doanh và ra mở công ty tư vấn luật. Sinh viên chuyên ngành này sẽ được đào tạo về kỹ năng tư vấn và quản trị doanh nghiệp; luật pháp về quyền, quan hệ, hành vi của cá nhân, tập thể, và tổ chức tham gia vào thương mại và buôn bán hàng hóa; …
Xem thêm: Những khó khăn khi học ngành Luật mới nhất
Nếu bạn là một người yêu thích và tìm hiểu về Bộ máy nhà nước, chuyên ngành Luật hành chính sinh ra là để dành cho bạn. Theo học ngành này, bạn sẽ được củng cố kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước và pháp luật; tìm hiểu về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; các công tác thanh tra, kiểm tra; Các cách giải quyết khiếu nại, tố cáo; …
Sau khi tốt nghiệp, hãy làm việc tại các Ủy ban nhân dân; cơ quan thuế; Tòa hành chính; viện kiểm sát nhân dân; …
Sau khi đã hiểu học Luật ra làm gì, sinh viên thường quan tâm đến thu nhập hàng tháng. Thông thường, nếu sinh viên làm việc cho tư nhân sẽ có mức lương nhỉnh hơn so với cơ quan nhà nước. Trung bình từ 15 - 20 triệu đồng/tháng. Nếu bạn lên cấp quản lý, mức thu nhập sẽ từ 30 triệu đồng/tháng trở lên.
Tóm lại, học Luật ra làm gì, lương bao nhiêu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố đầu vào và đầu ra là vô cùng quan trọng.
Để được tư vấn và lựa chọn ngôi trường đào tạo ngành Luật uy tín, liên hệ thông tin bên dưới để được hỗ trợ:
Trường Đại học Công nghệ Đông Á
Địa chỉ: Đường Trịnh Văn Bô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 024 3555 2008
Email:tuyensinh@eaut.edu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/dhcnDongA/
NỘP HỒ SƠ
Link nội dung: https://uia.edu.vn/luat-ra-lam-gi-a70413.html