TRƯỚC KHI CHỌN TRƯỜNG, HÃY XEM BẢN ĐỒ NƯỚC MỸ

Trước khi viết chủ đề này, chị Ly cũng đã đọc khá nhiều bài các bạn viết lẻ tẻ, chưa được tập trung và cũng không phân tích sâu về cách lựa chọn trường theo địa lý. Do vậy bài viết hôm nay Việt Nam Hiếu Học sẽ viết sâu hơn về đặc điểm các vùng (đặc biệt có hỗ trợ tài chính) để các bạn có thể lựa chọn trường tốt hơn nhé!

Các bạn apply năm nay đâu rồi nhỉ? Các em chọn trường xong chưa? Nếu chưa thì cũng tìm hiểu thông tin sớm để chốt danh sách trường sớm, chốt trường sẽ là một bước quan trọng quyết định công việc tiếp theo các em nên làm gì? (Bởi mình sẽ đưa ra timeline các công việc trong 5 tháng quan trọng sắp tới trước thời điểm Apply vào tháng 11).

Trước khi viết chủ đề này, Việt Nam Hiếu Học cũng đã đọc khá nhiều bài các bạn viết lẻ tẻ, chưa được tập trung và cũng không phân tích sâu về cách lựa chọn trường theo địa lý. Do vậy bài viết hôm nay chúng tôi sẽ viết sâu hơn về đặc điểm các vùng (đặc biệt có hỗ trợ tài chính) để các bạn có thể lựa chọn trường tốt hơn nhé!

Trước khi chọn trường, hãy xem bản đồ nước Mỹ

Nếu chia bản đồ nước Mỹ ra làm 4 phần: Đông Bắc, Tây, Nam và Trung Mỹ thì đặc điểm của mỗi khu vực Mỹ chi tiết như sau:

- Phía Đông Bắc Mỹ (đại diện bang: Pennsylvania, Massachusetts,New York, Maine…): là khu vực giáp với Châu Âu, là vùng đất mà thực dân châu âu (chủ yếu là Anh Quốc) đặt chân tới đầu tiên, gây tạo thuộc địa thịnh vượng & phát triển ở khu này do vậy Đông Mỹ là vùng phát triển sớm nhất, khu tập hợp các trường đại học lâu đời của Mỹ. Các trường học tại khu vực này cũng nổi tiếng với tài chính dồi dào, cho tiền nhiều, có điều kiện nghiên cứu thực hành tốt, do vậy khu vực này cũng đông học sinh Việt Nam nhất (bởi học sinh VN phần nhiều đi du học dạng học bổng); nhưng vùng Đông Mỹ diện tích nhỏ nên các trường cho nhiều tiền hầu hết ở ngoại ô hoặc nông thôn nên học sinh không có chỗ chơi bời thì cảm thấy hơi chán (có bạn chỉ chơi với sóc vì trường ở vùng núi).

- Phía Đông Mỹ có phần đất nhô ra biển hình thành bang Florida: sát biển và cực kỳ nhộn nhịp.

- Phía Nam Mỹ (đại diện có bang Texas, New Mexico): vùng phía Nam là vùng có nhiều dân da đen, là dân nô lệ thời kỳ xưa kia thực dân châu Âu cai trị dạt xuống phía Nam. Vùng phía Nam Mỹ kinh tế kém phát triển, phát triển nông nghiệp nên rất nhiều bò và ngô. Các trường đại học ở phía Nam Mỹ (điển hình ở Texas) thì các trường trong hệ thống trường công khá tốt, nhưng ít cho tiền, các trường cho tiền thì thường do 1 tổ chức tôn giáo mở. Các trường công thì dạy technology khá tốt, nhiều cơ hội cho học sinh lên nghiên cứu thạc sĩ/ tiến sĩ, vì ở Texas có trụ sở Houston của Nasa.

- Phía Tây Mỹ (đại diện có bang California, Washington,…): ấm áp, bang này nhiều dân nhập cư nên văn hóa rất đa dạng, sôi động, các bang càng gần phía Bắc càng có điều kiện. California là trung tâm giáo dục ở Tây Mỹ, trong top 50 phải có đến 7 trường ở Cali, cả hệ thống công và tư và đều cực xịn. Đặc biệt ở Cali có 5 trường LAC dạy cả kiến thức LAC lẫn kiến thức chuyên ngành (Business & Engineer). Nhưng như Texas, trường công ở Cali không cho tiền, bang này dồn toàn bộ tiền cho học sinh của bang, không hỗ trợ học sinh quốc tế nên em nào muốn vào trường công như hệ thống UC thì xác định gia đình contri 55k USD trở lên. Ngoài ra thì Cali nổi tiếng về phát triển công nghệ của Mỹ nên học sinh có nhiều cơ hội việc làm.

- Vùng Midwest: không gần biển, nhiều rừng núi nên các bang thuộc vùng này kinh tế kém phát triển; không có các trường nổi nhưng có một số trường State khá tốt; ít có hỗ trợ tài chính. Khoảng 1 thế kỉ gần đây nhiều trường LAC được mở ở các vùng này vì đất rộng & rẻ nên có thêm khá nhiều LAC tốt nhưng số lượng vẫn ít hơn so với các vùng trũng giáo dục. Tài chính thì có trường cho có cho tiền có trường không, nhưng dạo này có mấy LAC bắt đầu mở ở đây cho rộng & rẻ nên cũng coi là có cho tiền.

VIỆT NAM HIẾU HỌC

Link nội dung: https://uia.edu.vn/ban-do-cac-bang-nuoc-my-a70381.html