Tính không là gì?

Đáp:

Trong phẩm kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa, Phật dạy: “…Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, Sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị…”

Trong phẩm kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa, Phật dạy: “…Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, Sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị…”

Tánh khôngTính không cùng một ý nghĩa, một pháp không hai; từ ngữ Phật học “Tánh không” do người miền Nam Việt Nam thuyết giảng biên soạn; còn “Tính không” do người miền Bắc Việt Nam thuyết giảng biên soạn. Cả hai có ý nghĩa:

1. Nói đến tính chân như thực tướng của các pháp: ví dụ người Phật tử không khởi tâm sát sanh, nên không khởi tâm giữ giới sát sanh, đó mới chính là giữ giới sát sanh.

2. Các pháp là hư huyển, không thật có: ví dụ nghe tiếng nhạc bên tai, cùng một lúc nghe tiếng kèn xe, cùng một lúc nghe tiếng nói của bố mẹ… Khi tai nghe cái nầy thì cái kia diệt, nghe cái kia thì cái nầy phải diệt… nhưng cùng một lúc nghe các tiếng sanh diệt, diệt sanh liên tục đến với ta nên gọi các pháp là hư huyển.

3. Các pháp vốn không tự tánh mà có: như nói Phật thị hiện cứu đời là vì có chúng sanh trần luân nên nói có Phật thị hiện; vả như không có chúng sanh trần luân thì cũng không có Phật thị hiện cứu đời.

4. Các pháp vốn giả danh do đặt tên mà có: ví dụ như “ban ngày” đối với “ban đêm”, “sáng” đối với “tối”, “tội” đối với “phước”, do mình đặt tên mà có. Các pháp ngày, đêm, sáng, tối, tội, phước tự nó không có.

5. Hư cấu bời các duyên hợp mà có, nên không thật: như 1 tách trà ngon thơm, xuất phát từ người công nhân lấy đất làm cao lanh, người nắn, người vẽ vời, người nun thành 1 cái tách; người chế trà, người pha trà, rót trà… cộng lại thành “tách trà ngon thơm”. Tách trà thơm ngon do các duyên mà có, chứ tự nó không thật có.

Trong phẩm kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa, Phật dạy: “…Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, Sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị…”

“Sắc sắc, không không”, nghĩa là cũng có đó rồi cũng không đó, tuy có mà không; trong quá trình pháp giới duyên khởi, thân tâm ta tuy có mà không; các pháp thế gian như gia đình, xã hội, giàu sang, quý phái, nghèo hèn, địa vị, danh vọng, quyền cao, tước trọng, tên tuổi, tiền bạc tuy có nhưng giả, không thật có, thế giới nầy hợp để rồi tan, ánh trăng vũ trụ có khi tròn khi khuyết v.v… Người tu hiểu được lý nầy thì không còn tham sân si, ví dụ: khi ta đang có niệm buồn (sắc), có người đến an ủi, tức là niệm vui đến, niệm buồn vụt tắt (không), buồn tuy có nhưng nó nào có thật đâu. Trong một niệm của ta có 4.900.000.000 lần sanh diệt (trích Phật Học Tinh Hoa - Nguyễn Duy Cần), sinh là có, diệt là không, quá trình sinh diệt đó gọi là mộng huyển, mộng ảo, giấc mộng, phù du, ảo giác, cuộc đời chẳng có chi bền chắc, Phật tử quán chiếu như thế thì cuộc đời của ta không còn bị tung hứng theo thế sự buồn vui nữa.

“Không không, sắc sắc”, các pháp vốn không (chân không), nhưng không phải là không có (diệu hữu); tự tánh các pháp vốn không sanh không diệt (tự tính chơn như), các pháp có sanh thì có diệt và có diệt thì có sanh (mộng huyển), với nhãn quan nầy các bậc đại tổ sư như Bồ Đề Đạt Ma, Lục Tổ Huệ Năng đã từng chứng đắc.

Tâm Phật vốn chơn như nên nhìn các pháp bất sanh, bất diệt không còn gì phải có tu, có chứng, có đắc (chơn không), tâm chúng sanh là tâm sanh diệt, nên khi tu hành thấy các pháp như mộng huyển, bào ảnh, như lộ, như điện mà chứng đắc nên thấy có tu, có chứng, có đắc (diệu hữu). Phật tử quán chiếu như thế mà tu hành.

Link nội dung: https://uia.edu.vn/tinh-khong-la-gi-a70379.html