Chi phí cho nhân viên đi học nâng cao tay nghề có được tính vào chi phí không?

1. Thuế TNDN.

Thông tư 78/2014/TT-BTC tại Điều 6, Khoản 1 quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.”

Căn cứ theo quy định trên học phí cho nhân viên tham gia các khóa bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động, phù hợp với công việc chuyên môn của người lao động, để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Chi phí đào tạo nghề cho nhân viên
Chi phí đào tạo nghề cho nhân viên

Chứng từ để chi phí cho cán bộ đi học gồm:

- Quyết định cử cán bộ đi học để nâng cao tay nghề.

- Hoá đơn thu học phí, biên lai thu học phí.

- Chứng từ thanh toán cho cán bộ đi học.

- Giữa công ty và nhân viên có ký hợp đồng lao động.

- Bản cam kết khi về nhân viên sẽ làm việc tại công ty, hoặc quy chế đào tạo của công ty.

2. Thuế TNCN.

Thông tư 111/2013/TT-BTC tại Điều 2, Khoản 2, Điểm đ quy định thu nhập tính thuế TNCN như sau:

“đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:

......

đ.6) Đối với khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì không tính vào thu nhập của người lao động.”

Căn cứ theo quy định trên nếu doanh nghiệp chi trả tiền đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động và phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.

3. Hạch toán

Khi doanh nghiệp chi tiền đào tạo hỗ trợ người lao động.

Nợ TK 642

Có TK 111, 112

Lưu ý : Chi phí đào tạo không đưa vào chi phí chờ phân bổ

Nguồn: siêu tầm

Link nội dung: https://uia.edu.vn/de-co-tien-di-hoc-nang-cao-trinh-do-a70320.html