Nhập sinh là một từ ngữ thường hay được sử dụng trong dân gian. Vậy cụ thể thì nhập sinh là gì? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
1. Nhập sinh là gì?
Pháp luật không có quy định cụ thể Nhập sinh là gì? Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản Nhập sinh là sau khi khai sinh cho con thì người đại diện của con phải thực hiện các thủ tục nhập khẩu cho con.
2. Các câu hỏi thường gặp
2.1 Đối tượng thực hiện thủ tục nhập khẩu
Đối tượng thực hiện thủ tục nhập khẩu gồm: Công dân Việt Nam, Cán bộ, công chức, viên chức, Doanh nghiệp, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX).
2.2 Trình tự, thủ tục thực hiện nhập khẩu
- Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu theo quy định của pháp luật
- Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ nhập khẩu
- Hình thức nộp: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an cấp xã hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua các cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến như: Trực tuyến tại Cổng dịch vụ công qua Cổng dịch vụ công quốc gia, hoặc qua Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú;
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
Lưu ý:
+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp thì người yêu cầu đăng ký cư trú có thể nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc (sau đây gọi là bản sao) hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ để đối chiếu. Trường hợp người yêu cầu đăng ký cư trú nộp bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ thì người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký xác nhận, không được yêu cầu nộp bản sao giấy tờ đó. + Trường hợp thực hiện đăng ký cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú thì người yêu cầu đăng ký cư trú khai báo thông tin và đính kèm bản quét hoặc bản chụp các văn bản, giấy tờ cần thiết theo quy định. Công dân có trách nhiệm xuất trình bản chính các giấy tờ, tài liệu đã cung cấp khi có yêu cầu của người làm công tác đăng ký cư trú.
- Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ nhập khẩu: + Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (mẫu CT04 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký; + Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (mẫu CT05 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký; + Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ (mẫu CT06 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký. - Bước 4: Cá nhân, tổ chức nộp lệ phí đăng ký cư trú theo quy định của Thông tư số 85/2019/TT-BTC - Bước 5: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có).
2.4 Trong thời hạn bao lâu kể từ khi trẻ em được sinh ra thì cha mẹ nên làm thủ tục đăng ký thường trú cho con mình?
Trên đây là toàn bộ thông tin tham khảo của chúng tôi cho câu hỏi Nhập sinh gì? Trong quá trình cần tìm hiểu và áp dụng các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến vấn đề nhập sinh, nếu như quý khách hàng còn có thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn và hỗ trợ pháp lý thì vui lòng liên hệ với Công ty luật ACC qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 0846967979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn