Muốn làm giảng viên đại học thì học ngành gì hay điều kiện để làm giảng viên đại học là gì. Đây là những câu hỏi không còn xa lạ đối với những ai có mong muốn hay mục tiêu trở thành giảng viên đại học. Bởi ngày nay tiêu chuẩn và điều kiện để trở thành giảng viên đại học tăng trình độ so với ngày trước. Hãy cùng Seoul Academy giải đáp thắc mắc ở bài viết dưới đây!
Giảng viên là gì? Khác gì với giáo viên?
Trước khi tìm hiểu muốn làm giảng viên đại học thì học ngành gì, các bạn nên làm rõ về vị trí giảng viên đại học cũng như giảng viên khác với giáo viên như thế nào.
Giảng viên là những người có trình độ chuyên môn sâu rộng về chuyên ngành hoặc lĩnh vực nào đó. Nhiệm vụ của giảng viên là giảng dạy và đào tạo ở bậc cao đẳng, đại học, sau đại học hoặc cao học. Bên cạnh đó, giảng viên còn tham gia vào việc nghiên cứu, điều tra và thuyết trình đề tài nào đó thuộc chuyên ngành hay lĩnh vực của mình.
Tuỳ theo trình độ học vấn mà giảng viên cũng được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau. Cụ thể, giảng viên sẽ phải có trình độ chuyên môn ở cấp thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư hoặc giáo từ. Đến đây, chắc hẳn nhiều người đang thắc mắc về sự khác nhau giữa giảng viên và giáo viên. Cùng tham khảo bảng dưới đây:
Giảng viên Giáo viên Đối tượng giảng dạy Sinh viên Học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12 Nhiệm vụ chính Đào tạo chuyên ngành cũng như truyền đạt các bài học kinh nghiệm thực tế vào giảng dạy trực tiếp cho sinh viên Giảng dạy những bài học về cuộc sống, kiến thức và kỹ năng khoa học.Lên kế hoạch giảng dạy, triển khai tiết học theo chương trình của nhà trường.
Ra đề thi, chấm thi và đánh giá chất lượng học tập của học sinh
Trình độ chuyên môn- Thạc sĩ
- Tiến sĩ
- Phó giáo sư
- Giáo sư
- Trung cấp
- Cao đẳng
- Đại học
- Hoặc các cấp thạc sĩ trở lên
Tiêu chuẩn của giảng viên hiện nay là gì?
Tại khoản 2, 3 Điều 5 Thông tư 40/2022/TT-BGDDT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn giảng viên hạng III như sau:
- Có bằng thạc sỹ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
- Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công giảng dạy; có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm;
- Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;
- Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học, có phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với nội dung môn học; giảng dạy đạt yêu cầu trở lên;
- Có khả năng nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào giảng dạy và các công việc được giao;
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên (hạng III).
Như vậy, giảng viên phải có tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng cũng như năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Lưu ý, quy định này chỉ áp dụng cho giảng viên là viên chức.
Muốn làm giảng viên đại học thì học ngành gì?
Muốn làm giảng viên đại học thì học ngành gì? Mọi người có thể chọn đa ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội ứng dụng, các ngành y tế, y dược, kỹ thuật và công nghệ, khoa học nông nghiệp và môi trường, ngôn ngữ và văn hoá,…
Các ngành học để trở thành giảng viên đại học phổ biến như sau:
Các ngành thuộc khoa học xã hội và nhân văn:
- Ngành tâm lý học
- Ngành xã hội học
- Ngành triết học
- Ngành văn học
- Ngành ngôn ngữ học
- Ngành lịch sử
- Ngành nghệ thuật
- Ngành tri thức học
Các ngành thuộc khoa học tự nhiên:
- Ngành toán học
- Ngành vật lý học
- Ngành hoá học
- Ngành sinh học
- Ngành khoa học máy tính
- Ngành khoa học dữ liệu
Các ngành thuộc khoa học xã hội ứng dụng:
- Ngành quản lý
- Ngành kinh doanh
- Ngành kế toán
- Ngành khoa học chính trị
- Ngành khoa học môi trường
Các ngành thuộc y tế và y dược:
- Ngành y học
- Ngành dược học
- Ngành y học thú y
Các ngành khoa học kỹ thuật và công nghệ:
- Ngành công nghệ thông tin
- Ngành kỹ thuật điện - điện tử
- Ngành kỹ thuật máy tính
- Ngành cơ khí học
- Ngành công nghệ vật liệu
Các ngành khoa học nông nghiệp và môi trường:
- Ngành nông nghiệp
- Ngành sinh học nông nghiệp
- Ngành môi trường học
Các ngành khoa học xã hội học:
- Ngành y tế cộng đồng
- Ngành sức khỏe công cộng
Các ngành khoa học và giáo dục:
- Ngành giáo dục
- Ngành tâm lý giáo dục
- Ngành lý thuyết giảng dạy
Các ngành khoa học xã hội thể chất và thể thao:
- Ngành giáo dục thể chất
- Ngành thể dục thể thao
Các ngành khoa học ngôn ngữ và văn hoá:
- Ngành ngôn ngữ học
- Ngành văn hoá học
Như vậy, tùy theo chuyên ngành mà bạn lựa chọn học để trở thành giảng viên đại học. Do đó, bạn phải dựa theo sở thích cá nhân, đam mê và khả năng học hỏi để lựa chọn ngành học phù hợp. Ngoài ra, mọi người còn phải sở hữu nhiều yếu tố khác để làm giảng viên đại học như kỹ năng giảng dạy, nghiên cứu, kinh nghiệm làm việc, danh tiếng,…
Điều kiện để làm giảng viên đại học
Muốn trở thành giảng viên, không chỉ quan tâm đến vấn đề muốn làm giảng viên đại học thì học ngành gì. Mà mọi người còn hiểu rõ những điều kiện để làm giảng viên dựa trên những quy định của nhà nước. Cụ thể, căn cứ vào Quyết định 58/2010/QĐ-TTg, điều 24 có nêu rõ điều kiện để làm giảng viên đại hơn như sau:
- Có phẩm chất, đạo đức và tư tưởng tốt.
- Tốt nghiệp đại học trở lên, có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giảng viên đại học, cao đẳng.
- Có bằng thạc sĩ đối với giảng viên các môn lý thuyết của chương trình đào tạo đại học; hoặc có bằng tiến sĩ đối với giảng viên giảng dạy và hướng dẫn chuyên đề, luận văn, luận án trong các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.
- Đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ, ứng dụng CNTT theo yêu cầu công việc.
- Đủ sức khoẻ công tác theo yêu cầu nghề nghiệp.
- Có nhân thân rõ ràng, trong sạch.
Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc muốn làm giảng viên đại học thì học ngành gì. Bên cạnh đó, các bạn có thể tham khảo thêm về tiêu chuẩn và điều kiện của giảng viên đại học. Hy vọng những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu rõ về giảng viên cũng như dễ dàng hơn trong việc trở thành giảng viên đại học trong tương lai. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: Giáo viên có phải đi nghĩa vụ quân sự không?