>>> Xem thêm: Các thuật ngữ viết tắt trong khách sạn phổ biến
Ngành quản trị khách sạn là gì?
Quản trị khách sạn là ngành học về cách thức quản lý và tổ chức các hoạt động trong khách sạn sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.
Người làm trong ngành Quản trị khách sạn phải lập báo cáo tài chính, các bản thu - chi; đề ra kế hoạch, quy tắc quản lý nhân sự, quản lý tỷ lệ phòng; có kiến thức và kỹ năng chuẩn bị sự kiện, kiến thức về ẩm thực; kỹ năng quản trị rủi ro và các công việc liên quan khác.
Sinh viên theo học ngành Quản trị khách sạn sẽ được định hướng mục tiêu nghề nghiệp ở cấp Quản lý, điều hành; được đào tạo các kiến thức và kỹ năng, nghiệp vụ cần tương ứng phù hợp để áp dụng có hiệu quả vào thực tế công việc trong tương lai.
Ngành quản trị khách sạn là gì?
Những lợi ích của ngành quản trị khách sạn
Chắc chắn, với mỗi ngành nghề đều có những lợi ích riêng và ngành quản trị khách sạn cũng vậy. Người làm ngành Quản trị khách sạn sẽ có được một số lợi ích sau đây:
Phát triển tư duy sáng tạo
Quản trị khách sạn là một ngành mà người làm nghề này sẽ được tiếp xúc với rất nhiều khách hàng và thường xuyên gặp phải những vấn đề phát sinh cần giải quyết ngay lập tức. Chính vì vậy cần đến khả năng nhạy bén, tư duy nhanh để có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.
Trải nghiệm toàn cầu
Quản trị khách sạn là ngành mà mang đến cho người làm cơ hội trải nghiệm toàn cầu. Nhờ vào sự hiện diện ở khắp nơi trên thế giới của ngành, người làm trong lĩnh vực khách sạn có thể tìm kiếm việc làm ở bất kỳ châu lục, quốc gia nào.
Bên cạnh đó, ngay trong nước, bạn cũng có thể có cơ hội tiếp xúc với đông đảo khách nước ngoài trong quá trình làm việc. Trải nghiệm toàn cầu sẽ giúp bạn hiểu được các nền văn hóa và phong tục khác nhau, làm việc phong phú hơn kinh nghiệm sống của bạn.
Thu nhập và phúc lợi thỏa đáng
Mức thu nhập khởi điểm trong ngành Quản trị khách sạn dao động từ 5 đến 7 triệu đồng. Khi thăng tiến lên vị trí cao hơn, mức lương có thể đạt đến 8 chữ số. Đó là chưa kể nhiều khách sạn, resort còn nhiều hỗ trợ chỗ ở cho nhân viên, du lịch hằng năm, giảm giá khi thuê phòng...
Lợi ích của ngành quản trị khách sạn
Mặt trái của ngành quản trị khách sạn
Khi đã quyết tâm lựa chọn ngành Quản trị khách sạn, bạn cần chuẩn bị sẵn tâm thế và cần hiểu rõ những điều cần đánh đổi khi làm trong ngành nghề này. Vậy những mặt trái của ngành quản trị khách sạn là gì?
Mặt trái của ngành quản trị khách sạn
1. Thời gian làm việc
Công việc của ngành Quản trị khách sạn không có thời gian làm việc cố định vào giờ hành chính mà thay vào đó sẽ làm việc theo ca: sáng, chiều, tối… Mặc dù có sự linh hoạt trong thời gian làm việc giúp bạn dễ bố trí được thời gian làm việc phù hợp với cuộc sống nhưng cũng có những khó khăn nhất định.
Với việc làm theo ca có thể làm thay đổi cuộc sống, đồng hồ sinh học của bạn. Có thể bạn sẽ phải đi làm từ 5h sáng hoặc bắt đầu công việc lúc 9h tối và kết thúc vào sáng sớm hôm sau.
Bạn nghĩ sao về việc những ngày nghỉ, ngày lễ của cả nước khi người người, nhà nhà được nghỉ thì lại là thời gian đi làm cật lực nhất của bạn, làm tăng ca, làm thêm giờ?
Làm trong ngành khách sạn phải đánh đổi rất nhiều về thời gian, sẽ không được vào những ngày nghỉ, ngày lễ để có thể đi chơi cùng gia đình, bạn bè… Bạn nghĩ sao?
2. Cảm xúc trong công việc
Khách sạn là ngành dịch vụ luôn đặt khách hàng làm trọng tâm, yếu tố con người luôn được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, thái độ phục vụ của người làm ngành này rất là quan trọng.
Nếu làm trong ngành này, bạn luôn luôn phải giữ thái độ thân thiện, lịch sự, không để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng đến công việc. Cũng chính vì vậy, áp lực mà bạn gặp phải cũng sẽ rất lớn. Luôn luôn phải làm hài lòng mọi nhu cầu của khách hàng, dù là từ những yêu cầu nhỏ và khó nhất.
3. Lộ trình nghề nghiệp
Không phải cứ học xong đi làm là bạn sẽ ngay lập tức trở thành quản lý, giám đốc điều hành khách sạn.
Những người thành công và bước được đến đỉnh cao của sự nghiệp trong lĩnh vực khách sạn đều phải trải qua một quá trình dài tôi luyện, bắt đầu từ những công việc, vị trí thấp nhất như: phục vụ bàn, tiếp tân, phục vụ phòng, dọn phòng…
Thực tế cho thấy, công việc trong lĩnh vực khách sạn cần người thật việc thật với những kinh nghiệm thực tiễn dày dặn, tích lũy chuyên môn cao mới có thể thăng tiến và thành công. Tất cả đều cần một quá trình và thời gian dài.
4. Quản lý và những áp lực công việc
Bạn nghĩ rằng làm khách sạn là sướng, là sang chảnh, mưa không đến mặt nắng không đến đầu, không cần phải giỏi chuyên môn, chỉ cần biết là đủ… Đó là những suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.
Thực tế không phải vậy, vị trí từ thấp đến cao đều có những khó khăn, áp lực riêng cần phải đối mặt.
Đối với nhân viên, họ luôn phải vui vẻ, thân thiện phục vụ khách hàng cho dù khách hàng có phàn nàn, trách móc như thế nào đi nữa. Bên cạnh đó, công việc của họ cũng rất vất vả như: phục vụ bàn, sắp xếp hành lý, dọn phòng…
Đối với người quản lý, họ còn phải chịu áp lực cao hơn. Quản lý nhà hàng- khách sạn thì phải làm những công việc như: lên kế hoạch, thực thi, giám sát quá trình thực thi kế hoạch, lập các báo cáo về kết quả tài chính, các bản thu - chi, quản lý tỷ lệ phòng bán ra, phòng còn chống; lập các quy tắc trong quản lý nhân sự, tham mưu cho cấp trên…
Ở mỗi vị trí khác nhau, áp lực mà bạn trải qua sẽ là khác nhau, nhưng nhìn chung trong ngành khách sạn phải chịu một áp lực lớn trong quá trình làm việc.
5. Yêu cầu khắt khe về trình độ ngoại ngữ
Làm trong ngành Quản trị khách sạn yêu cầu phải tiếp xúc nhiều với khách và đối tác nước ngoài, chính vì vậy bạn cần trang bị cho mình trình độ ngoại ngữ đủ để giao tiếp và chăm sóc khách hàng tốt nhất.
Về cơ bản, bạn phải biết tiếng Anh, bên cạnh đó là tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật… Nếu trình độ ngoại ngữ của bạn không tốt, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình làm việc cũng như lộ trình thăng tiến.
6. Nguy cơ đào thải
Ngày nay, khi công nghệ, trí tuệ nhân tạo, robot… phát triển ngày càng mạnh mẽ, đây là một thách thức lớn cho những người làm trong ngành Quản trị khách sạn.
Nếu không thường xuyên trau dồi kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, bạn có nguy cơ bị đào thải hoặc tự đào thải. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay luôn cần những lao động thực sự giỏi kiến thức, kỹ năng chuyên môn để có thể làm việc tốt nhất trong môi trường quốc tế.
Lương khởi điểm của ngành quản trị khách sạn
Đối với bất kỳ công việc nào, khi bắt đầu làm việc, bạn sẽ nhận được mức lương khởi điểm thỏa thuận tùy thuộc vào năng lực và vị trí công việc đảm nhận.
Theo thời gian làm việc và sự cống hiến của bạn dành cho công ty cũng như những thành tựu mà bạn đạt được trong công việc, bạn sẽ được thăng chức hoặc tăng lương. Điều này cũng được áp dụng đối với ngành quản trị khách sạn.
Mặt bằng chung lương khởi điểm của ngành quản trị khách sạn để bạn có thể tham khảo:
- Cấp nhân viên: 4.000.000 đến 6.000.000 đồng/tháng
- Cấp quản lý: 10.000.000 đến 20.000.000 đồng/tháng
Tùy theo trình độ của nhân viên cũng như quy mô của doanh nghiệp mà mức lương có thể được điều chỉnh, thay đổi.
Lương khởi điểm của ngành quản trị khách sạn
Con gái có nên học ngành quản trị khách sạn
Lợi thế khi con gái học Quản trị khách sạn
Lợi thế trời phú cho con gái chính là sự tinh tế, nhạy cảm trong giao tiếp, khéo ăn nói, ngoại hình ưa nhìn, dễ tạo thiện cảm ngay từ lần đầu tiếp xúc. Đây chính là những yếu tố mấu chốt giúp con gái có lợi thế vượt trội hơn con trai trong ngành này.
Với những bạn nữ có ngoại hình ưa nhìn, trình độ ngoại ngữ tốt rất thích hợp với công việc lễ tân, đón tiếp khách hàng. Lễ tân là bộ mặt của khách sạn, sẽ gây thiện cảm ban đầu cho khách hàng.
Bên cạnh đó, với tính cách cẩn thận, tỉ mỉ, tương tấp, chu đáo sẽ giúp con gái làm tốt các công việc trong khách sạn như: phục vụ đồ ăn, phục vụ phòng…
Con gái có nên học ngành quản trị khách sạn?
Bất lợi khi con gái học Quản trị khách sạn
Con gái làm trong ngành Quản trị khách sạn sẽ có khá nhiều bất lợi, nhiều mặt trái trong ngành quản trị khách sạn có thể gây cho các bạn cảm thấy chán nản, khó khăn, nhiều lúc muốn bỏ cuộc.
- Gặp các vấn đề về sức khỏe: Về mặt thể lực, đa phần các bạn gái sẽ kém hơn các bạn nam. Công việc khách sạn áp lực về sức khỏe rất lớn do làm việc theo ca, thức khuya, dậy sớm, đi lại liên tục, ăn uống không đúng bữa… do đó dễ ảnh hưởng đến thể trạng của các bạn nữ.
- Bất lợi về mặt thời gian: Sau này, khi đã có gia đình, việc làm theo ca đi sớm về khuya, đi làm vào ngày nghỉ, ngày lễ sẽ là một bất lợi với các bạn nữ. Khi đã có gia đình, sẽ có nhiều vấn đề phải quan tâm, lo lắng hơn, lúc này bạn cần cân nhắc và đánh đổi rất nhiều.
- Nguy cơ đào thải: Khi lập gia đình, lấy chồng sinh con, nếu bạn muốn nghỉ phép sẽ rất khó, nhất là mùa cao điểm của du lịch. Nếu bạn nghỉ sẽ có thể bạn sẽ bị cho thôi việc để doanh nghiệp thuê nhân viên mới đáp ứng nhu cầu công việc.
Bên cạnh đó, còn rất nhiều mặt trái của ngành khách sạn, những vấn đề vô hình, khó có thể diễn tả được mà chắc hẳn chỉ có người trong nghề mới thấu hiểu rõ được.
TẠM KẾT
Nhìn chung, với một ngành nghề nào cũng sẽ có lợi thế và những mặt trái mà nó đem lại. Khi bạn đã quyết định chọn lựa và theo đuổi ngành nghề đó, các bạn hãy chuẩn bị tinh thần quyết tâm để có thể đối mặt được với những khó khăn.
Mong rằng bài viết này đã mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích, chuẩn bị cho mình một tinh thần vững vàng để bước vào nghề. Chúc các bạn thành công!
>>> Có thể bạn quan tâm: Lợi ích khi thiết kế website khách sạn