Chức danh khoa học không chỉ là danh xưng mà còn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp của mỗi con người. Nó thể hiện sự nỗ lực và công nhận của xã hội sau quá trình học tập, nghiên cứu của các cá nhân. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về chức danh khoa học, vai trò cũng như sự phân cấp của chức danh này. Cùng Khắc Dấu Hoàng Long tìm hiểu Chức danh khoa học? Chi tiết từ A đến Z những thông tin cần biết mới nhất thông qua bài viết nhé!
Chức danh khoa học là gì?
Chức danh (tiếng anh Job title ) là bổn phận và sự ghi nhận một vị trí được tổ chức xã hội - nghề nghiệp hay chính trị,… hợp pháp công nhận. Mỗi người nắm giữ chức danh nếu thuộc một tổ chức quản lý phải thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ và các nhiệm vụ được giao, vừa để phân biệt từng cá nhân trong tổ chức, vừa là cơ sở giúp cá nhân xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp. Đây là cơ hội vừa nâng cao giá trị bản thân, vừa thúc đẩy tổ chức phát triển hiệu quả.
Chức danh được chia thành 3 loại là chức danh nghề nghiệp, chức danh chuyên môn và chức danh khoa học. Trong đó, chức danh khoa học khá phức tạp bởi được phân ra thành các học hàm - học vị rất dễ nhầm lẫn trong cách viết tên chức danh cũng như cách đọc tên.
Xem thêm: Cách ghi tên chức vụ, chức danh.
Chức danh khoa học được định nghĩa như thế nào? Chức danh khoa học là tên gọi theo thứ tự học hàm - học vị đi kèm ngành hoặc chuyên ngành của một người. Chức danh khoa học bao gồm 2 loại là chức danh học hàm được Hội đồng Khoa học chuyên ngành các cấp xét duyệt, bỏ phiếu và chức danh học vị được đào tạo tại các trường Đại học, Cao học và thi để được Nhà nước cấp văn bằng.
Vai trò của chức danh khoa học
Chức danh khoa học có vai trò ra sao? Như phân loại ở trên, chức danh khoa học dùng để xác nhận trình độ, bằng cấp và học thức của mỗi người. Để nhận được một chức danh đó, đòi hỏi cá nhân phải có những tiêu chí cụ thể, học hành - thi cử nhiều giai đoạn khắt khe mới nhận được. Chính vì lý do trên, chức danh khoa học có vai trò khá quan trọng trong việc phân loại và hệ thống lại trình độ chuyên môn trong giáo dục. Đối với cá nhân, nó thể hiện sự công nhận năng lực trong từng lĩnh vực, đánh giá khả năng và sự thăng tiến trong công việc, phát triển sự nghiệp, địa vị xã hội.
Cách viết chính xác chức danh khoa học
Cách viết chức danh khoa học như thế nào? Hiện nay cách viết học hàm học vị không được chính xác, có tình trạng viết thừa, có tình trạng viết thiếu gây ra sự thiếu tôn trọng cho người mang chức danh đó. Để thể hiện một cách đầy đủ và chính xác chức danh khoa học, chúng ta cần viết đúng theo thứ tự:
Học hàm + học vị + ngành và chuyên ngành đào tạo + tên riêngChức danh học hàm thường đi đôi với chức danh học vị, do đó khi viết Giáo sư hoặc Phó giáo sư phải viết thêm học vị đi kèm và chuyên ngành, sau đó mới đến tên riêng. Việc ghi học hàm không có học vị + chuyên ngành đào tạo là cách viết không đầy đủ và dễ gây hiểu lầm “coi thường” người đạt chức danh. Một số ví dụ cụ thể:
- Học hàm Giáo sư, học vị tiến sĩ ngành y khoa sẽ được viết là GS.TS Y Khoa kèm tên gọi.
- Học hàm phó Giáo sư, học vị tiến sĩ kinh tế sẽ được viết là PGS.TS Kinh tế kèm tên gọi.
Riêng đối với những cá nhân chỉ có chức danh học vị, sẽ được viết tắt tên học vị đi kèm ngành chuyên môn + tên riêng. Ví dụ: Thạc sĩ kinh tế = Ths Kinh tế + tên riêng, Tiến sĩ khoa học = TS Khoa học + tên riêng,…)
Các loại chức danh khoa học phổ biến
Học hàm và các thông tin liên quan
Học hàm là gì?
Học hàm được định nghĩa ra sao? Học hàm (tiếng Anh: “Academic rank”) được cấp cho người có năng lực, là một chức danh thuộc cấp bậc trong hệ thống giáo dục, chỉ áp dụng cho các cá nhân đã làm việc trong các cơ quan, tổ chức nhà nước trên nhiều lĩnh vực. Người nhận học hàm phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, đã hoạt động nghiên cứu và công bố các báo cáo khoa học thì mới được xét duyệt và công nhận. Vì vậy học hàm là chức danh rất khó đạt được.
Các cấp học hàm và yêu cầu
Học hàm được chia thành các cấp nào? Học hàm bao gồm hai chức danh là Phó Giáo sư và Giáo sư. Hai chức danh này hoàn toàn độc lập, không có sự liên quan đến nhau. Cụ thể:
- Giáo sư (tiếng Anh: “Professor”) là một học hàm, chức danh hoặc chức vụ khoa học dành cho các cán bộ giảng dạy cao cấp ở các bộ môn thuộc trường đại học hoặc viện nghiên cứu, được nhà nước Việt Nam phong tặng vì đáp ứng đủ các tiêu chí do luật định trong các hoạt động (lĩnh vực) đào tạo và nghiên cứu khoa học. Chức danh Giáo sư là chức vụ cao nhất trong đội ngũ cán bộ giảng dạy tại Việt Nam.
- Phó Giáo sư (tiếng Anh: “Associate professor”) là một chức danh khoa học dành cho người nghiên cứu và giảng dạy bậc đại học, sau đại học nhưng ở cấp thấp hơn Giáo sư (professor). Đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Phó Giáo sư còn được gọi là “Giáo sư cấp I”. Chức danh Phó Giáo sư thấp hơn một bậc so với chức danh Giáo sư.
Làm thế nào để đạt được học hàm mong muốn? Để đạt được một chức danh học hàm, cần phải đạt được các yêu cầu cơ bản như sau:
- Hoàn thành chương trình nghiên cứu khoa học bậc cao theo quy định của trường hoặc tổ chức với kết quả yêu cầu.
- Có đủ số giờ giảng, giờ nghiên cứu sinh, số lượng sách và bài báo chuyên ngành theo quy định.
- Nghiên cứu khoa học, công bố báo cáo khoa học hoặc tham gia các dự án nghiên cứu và có ý nghĩa cho sự phát triển tri thức.
- Được các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực chuyên môn đánh giá đủ tiêu chuẩn.
- Có sự đóng góp cho cộng đồng thông qua chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, tham gia các hoạt động xã hội và có định hướng đúng đắn trong phát triển chuyên môn.
Ngoài ra, các tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư được quy định rất cụ thể trong Điều 4 - Quyết định 37/2018/QĐ-TTg và được sửa đổi bởi Quyết định 25/2020/QĐ-TTg với chức danh Giáo sư.
Học vị và các thông tin liên quan
Học vị là gì?
Học vị là gì? Học vị (tiếng Anh: “Degree”) là văn bằng do một cơ sở giáo dục hợp pháp trong nước trao tặng, với mục đích xác nhận cá nhân đó đã hoàn thành chương trình do cơ sở trong tổ chức. Để đạt được học vị, người học phải trải qua quá trình học tập, nghiên cứu đề tài thuộc lĩnh vực đang theo học, viết luận án, báo cáo nghiên cứu, bảo vệ luận án trước một hội đồng và được thông qua thì mới được công nhận chức danh học vị.
Các cấp học vị và yêu cầu
Học vị được phân chia theo các cấp nào và yêu cầu ra sao? Có khá nhiều cấp học vị, mỗi cấp đòi hỏi các yêu cầu khác nhau. Tại hệ thống giáo dục Việt Nam, học vị được phân thành các cấp phổ biến sau:
STT Cấp học vị Thời gian Yêu cầu cụ thể 1 Cử nhân, Kỹ sư, Bác sĩ, Dược sĩ 3 - 4 - 5 năm Hoàn thành chương trình học theo quy định, vượt qua tất cả các môn học, có chứng chỉ Tin học và Tiếng Anh đối với các chuyên ngành không liên quan. 2 Thạc sĩ, tương đương Bác sĩ chuyên khoa I trong ngành Y. 1 - 2 năm Phải có bằng cử nhân hoặc tương đương. Để đạt được chức danh Thạc sĩ phải hoàn thành khóa học và luận văn. 3 Tiến sĩ, tương đương bác sĩ chuyên khoa II trong ngành Y 3 - 6 năm Phải có bằng Thạc sĩ hoặc tương đương. Để đạt được chức danh Tiến sĩ phải hoàn thành khóa học, nghiên cứu độc lập đề tài và viết luận án. 4 Tiến sĩ chuyên ngành, Tiến sĩ liên ngành Tiến sĩ chuyên ngành, Tiến sĩ liên ngành là học vị sau Tiến sĩ, chỉ dành cho những cá nhân có học vị Tiến sĩ có nhiều đóng góp xuất sắc cho nghiên cứu khoa học. có bài luận mang giá trị quốc tế. Các chương trình đào tạo cấp học vị này thường tập trung vào kiến thức thực tế, người học phải nghiên cứu dự án khoa học.>>> Xem thêm: Học hàm là gì Học vị là gì? Phân biệt học hàm và học vị chi tiết.
Chức danh khoa học cao nhất được xác định như thế nào?
Cách xác định chức danh khoa học cao nhất? Chức danh khoa học cao nhất được quy định khác nhau tùy theo mỗi quốc gia, phụ thuộc vào hệ thống phân cấp giáo dục của nước đó. Ở các nước Châu Âu, chức danh khoa học cao nhất là Tiến sĩ Habilitation (đây là một loại bằng cấp chuyên môn cao hơn Tiến sĩ). Tuy nhiên với một vài quốc gia khác, chức danh khoa học cao nhất được xác định dựa vào sự kết hợp giữa hai khía cạnh học hàm và học vị, tức là được cả học vị Tiến sĩ và học hàm Giáo sư.
Ví dụ chức danh khoa học cao nhất trong một số lĩnh vực tại Châu Âu:
- Lĩnh vực y học: Trong y học, chức danh khoa học cao nhất là Tiến sĩ Y khoa hoặc Tiến sĩ Y học.
- Lĩnh vực kỹ thuật: Trong kỹ thuật, chức danh khoa học cao nhất là Tiến sĩ Kỹ thuật hoặc Tiến sĩ Kỹ sư.
- Lĩnh vực khoa học tự nhiên: Trong khoa học tự nhiên, chức danh khoa học cao nhất thường là Tiến sĩ trong các ngành như Hóa học, Sinh học, Vật lý, Toán học…
- Lĩnh vực khoa học xã hội: Trong khoa học xã hội, chức danh khoa học cao nhất có thể là Tiến sĩ trong các ngành như Kinh tế học, Xã hội học, Lịch sử học, Tâm lý học, Chính trị học, Luật học…
Tại Việt Nam, chức danh khoa học cao nhất được công nhận khi đạt cả học hàm Giáo sư và học vị Tiến sĩ. Để đạt được điều đó, phải tuân thủ các quy định sau:
- Bước 1: Hoàn thành chương trình đào tạo đại học, sau đại học đúng chuyên ngành liên quan.
- Bước 2: Tham gia và đóng góp các hoạt động nghiên cứu khoa học, có công bố kết quả trên báo và phát triển các dự án nghiên cứu.
- Bước 3: Tham gia các khóa học, hội thảo, hội nghị khoa học,… để nâng cao năng lực chuyên môn. Giao lưu nghiên cứu với các hội nhóm, đồng nghiệp cùng chuyên ngành trong và ngoài nước.
- Bước 4: Xây dựng danh tiếng, uy tín trong cộng đồng khoa học bằng cách giảng dạy, tham gia hội đồng khoa học của trường hoặc giúp đỡ sinh viên thực hiện dự án nghiên cứu.
- Bước 5: Thực hiện các thủ tục xét duyệt và đạt được kết quả đánh giá của Hội đồng Chức danh Giáo sư. Sau đó phải thực hiện các nhiệm vụ tuyển dụng, đào tạo và trợ giúp khoa học công nghệ trong các Bộ, Ngành và địa phương để được công nhận danh hiệu học hàm tương ứng.
Tầm quan trọng của chức danh khoa học trong sự nghiệp
Chức danh khoa học có ý nghĩa gì trong sự nghiệp mỗi cá nhân? Chức danh khoa học không chỉ là một danh xưng mà nó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp mỗi con người. Cụ thể:
- Xác định được trình độ học vấn và năng lực của cá nhân. Thông qua học hàm, học vị được cấp thể hiện những kiến thức, kỹ năng, mức độ nghiên cứu của cá nhân đó đối với lĩnh vực của mình. Từ đó các kiến thức mà người đó thể hiện sẽ có trọng lượng hơn rất nhiều.
- Cơ hội tiếp cận việc làm tốt và có mức lương cao hơn so với những người không có những chức danh khoa học. Người nào càng có học hàm, học vị cao thì vị trí công việc sẽ đi theo tỉ lệ thuận.
- Có sự uy tín và tín nhiệm cao từ cộng đồng. Những cá nhân có học hàm, học vị cao đều trải qua quá trình học tập, nghiên cứu lâu năm, do đó kiến thức họ thu thập sẽ có giá trị lớn, cống hiến vào sự phát triển tri thức của nhân loại.
Có thể thấy, những người mang chức danh khoa học sẽ có những bước tiến lớn trong xã hội, nâng cao sự uy tín của cá nhân đối với cộng đồng và mở ra cơ hội thăng tiến vững chắc trong sự nghiệp.
Trên đây là kiến thức về chức danh khoa học mà Khắc Dấu Hoàng Long sưu tầm và tổng hợp, hy vọng sẽ có giá trị với bạn đọc. Nếu muốn biết thêm các thông tin hữu ích liên quan đến lĩnh vực trên, theo dõi Khắc Dấu Hoàng Long nhé.
Là đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp các sản phẩm khắc con dấu uy tín tại thị trường Việt Nam, Khắc Dấu Hoàng Long đã và đang mang đến khách hàng dịch vụ chất lượng, tận tâm với giá cả cạnh tranh nhất. Những lý do nên lựa chọn Hoàng Long khi có nhu cầu:
- Sản phẩm giá tốt nhất thị trường.
- Đa dạng mẫu mã với nhiều loại con dấu.
- Công nghệ khắc hiện đại, mực in sắc nét.
- Thiết kế mang tính cá nhân, trực tuyến theo nhu cầu của khách hàng.
- Giao hàng tận nơi, bảo hành trọn gói
Nếu bạn đang có nhu cầu về các sản phẩm con dấu chức danh khoa học như khắc con dấu bác sĩ cho PGS, TS hay Ths,… nói riêng và khắc dấu chức danh nói chung, liên hệ ngay với Khắc Dấu Hoàng Long để nhận được sự tư vấn chu đáo và tận tình nhé.
Thông tin liên hệ:
- Website: https://khacdauhoanglong.com/
- Hotline: 0977.010.608
- Email: khaccondauhoanglong@gmail.com