1. Tác hại của phẫu thuật thẩm mỹ khi về già
Phẫu thuật thẩm mỹ được gọi chung là một phương pháp làm đẹp để chỉ các hình thức sửa chữa, thay đổi lại những khuyết điểm trên cơ thể con người, có tác động đến mô mềm, cơ, xương,… nhưng phải đảm bảo không làm ảnh hưởng mạch máu, hệ thống thần kinh.
Áp dụng phẫu thuật thẩm mỹ không chỉ giúp thay đổi những đường nét trên cơ thể trở nên hoàn hảo hơn mà còn giúp người thực hiện cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống. Có thể kể đến như nâng mũi, thu hẹp cánh mũi, cắt mí, cắt môi, hạ gò má, hút mỡ,….
Tuy nhiên, mặt trái của phẫu thuật thẩm mỹ chính là có thể để lại những hậu quả nặng nề, biến chứng khó lường sau một thời gian “đẹp hoàn hảo”. Sau đây những tác hại của phẫu thuật thẩm mỹ khi về già:
1.1. Sẹo xấu
Những phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ có sử dụng dao kéo, thao tác cách rạch thì chắc chắn sẽ để lại những tổn thương ở trên da. Theo chuyên gia, việc để lại sẹo xấu trên da sau khi thẩm mỹ là do một số nguyên nhân sau đây:
- Không đảm bảo vô trùng, vô khuẩn trong quá trình thực hiện.
- Công nghệ thẩm mỹ lạc hậu, nhiều rủi ro, biến chứng.
- Bác sĩ thực hiện không đủ chuyên môn, kinh nghiệm.
- Vệ sinh dấu vết thẩm mỹ trước và sau kém, dễ bị viêm nhiễm.
- Không tuân thủ chăm sóc hậu phẫu, kiêng cữ tại nhà.
1.2. Nhiễm trùng
Thực tế, nhiễm trùng là một nguy cơ xảy ra khá thấp sau khi thực hiện thẩm mỹ tại nhưng cơ sở uy tín, chất lượng được cấp giấy phép của Bộ Y tế. Tuy nhiên, với những địa chỉ làm đẹp “chui”, giá rẻ thì rất dễ xảy ra nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng.
Trong đó, hậu quả của nâng mũi khi về già khi thực hiện tại cơ sở kém chất lượng là chảy xệ đầu mũi, bóng đỏ đầu mũi, tụt sống mũi, thủng đầu mũi,…Từ đó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn, đặc biệt là ảnh hưởng đến tính mạng của người thực hiện.
Càng thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ chuyên sâu, kết hợp nhiều thủ thuật thì nguy cơ nhiễm trùng càng cao hơn.
1.3. Hoại tử
Sự thật về phẫu thuật thẩm mỹ là có thể làm tăng nguy cơ hoại tử một phần hoặc toàn phần tại vùng có can thiệp chỉnh sửa, thay đổi. Vùng da bị hoại tử là do các tế bào thiếu oxy, trao đổi chất kém nên bị chết đi, từ đó có thể phải thực hiện cắt bỏ để tranh lây lan sang những vùng da lành xung quanh.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoại tử da cũng là do nhiễm trùng, quy trình phẫu thuật thẩm mỹ không đảm bảo vô trùng, vô khuẩn, việc chăm sóc hậu phẫu kém, bác sĩ không đủ kinh nghiệm để khắc phục rủi ro kịp thời,…
1.4. Ảnh hưởng sức khỏe
Đối với những trường hợp gặp bệnh lý về huyết áp, tim mạch, hoặc phản ứng với thuốc tê thì rất dễ gặp tình trạng bệnh chuyển biến xấu hơn sau khi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ.
Những biến chứng về sức khỏe này sẽ nhận thấy rõ nhất ngay sau khi thẩm mỹ xong hoặc càng chuyển nặng hơn về già. Đặc biệt là đối với những cuộc đại phẫu như gọi hàm, nâng ngực, căng da,… phải làm thay đổi nhiều đến cấu trúc da, cơ, xương nên sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe hơn.
Phẫu thuật thẩm mỹ có làm giảm tuổi thọ không? Khách quan mà nói, làm đẹp chỉ thay đổi cấu trúc, hình dạng của bộ phận chứ không làm thoái hóa, chuyển đổi tế bào nên sẽ không ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người.
1.5. Xuất huyết, tụ máu, liệt dây thần kinh
Xuất huyết, tụ máu là một trong những tình trạng thường gặp trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ. Bạn sẽ cảm thấy vùng da căng cứng, sưng nề, chuyển màu xanh tím và nhìn rõ mạch máu bên trong.
Tình trạng tụ máu sẽ giảm và biến mất sau một thời gian, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp chuyển nặng khiến vùng da bị tê liệt, gây viêm nhiễm.
Tác hại của phẫu thuật thẩm mỹ khi về già nặng nề nhất chính là liệt dây thần kinh, khiến bạn không thể cử động, di chuyển trong một thời gian từ vài tháng đến vài năm.
2. Tác hại của phẫu thuật thẩm mỹ khi về già là do đâu?
Phẫu thuật thẩm mỹ là một trong những bước tiến của y học, giúp khắc phục những khuyết điểm của cơ thể. Giúp những người có ngoại hình kém, không xinh đẹp sẽ được “lột xác” trở nên hoàn hảo hơn.
Vậy việc xảy ra các tác hại của phẫu thuật thẩm mỹ khi về già là do đâu?
- Công nghệ: Để đảm bảo an toàn cũng như mang lại hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất thì bạn cần lựa chọn áp dụng các công nghệ hiện đại nhất. Việc ứng dụng các công nghệ lạc hậu sẽ rất dễ gây xâm lấn sâu, tổn thương vùng thẩm mỹ và tăng nguy cơ biến chứng, rủi ro trong quá trình thực hiện.
- Bác sĩ: Bác sĩ là những người chịu trách nhiệm trực tiếp trong phẫu thuật thẩm mỹ, từ tư vấn, thăm khám, lên phác đồ và thực hiện. Chính vì vậy, bác sĩ cần đảm bảo có trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm dày dặn để đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật và khắc phục kịp thời những rủi ro không mong muốn.
- Quy trình thực hiện: Trong quá trình thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ cần đảm bảo yếu tố vô trùng, vô khuẩn từ không gian đến dụng cụ, thiết bị. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng, tránh hoại tử vùng thẩm mỹ.
- Khách hàng: Bên cạnh bác sĩ thì khách hàng cũng là một nguyên nhân có thể dẫn đến những tác hại của phẫu thuật thẩm mỹ khi về già. Trong đó bao gồm cả việc chăm sóc hậu phẫu tại nhà để giúp vết mau lành, tránh viêm nhiễm, sẹo xấu.
Ngoài ra, một số trường hợp “nghiện” làm đẹp, thực hiện quá nhiều cuộc phẫu thuật thẩm mỹ lớn nhỏ liên tục trong một thời gian ngắn, điều này sẽ dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe khi về già.
3. Có nên thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ?
Phẫu thuật thẩm mỹ vẫn được xem là một phương pháp làm đẹp và mang lại rất nhiều lợi ích cho con người, đặc biệt là với phái đẹp. Ngày nay, nhu cầu thẩm mỹ cũng cao hơn rất nhiều và chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy được những trường hợp làm đẹp thành công, thay đổi diện mạo và cuộc sống của người thực hiện một cách ngoạn mục.
Thực tế, những tác hại của phẫu thuật thẩm mỹ khi về già đa số là do bạn lựa chọn cơ sở thẩm mỹ không uy tín, kém chất lượng, không đảm bảo các yếu tố về công nghệ, bác sĩ, quy trình thực hiện,…
Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn và hạn chế các rủi ro, biến chứng không mong muốn và giúp bản thân trở nên xinh đẹp, hoàn hảo hơn thì bạn nên lựa chọn một cơ sở thẩm mỹ uy tín, chất lượng nhé!