Chắc chắn bạn đã nghe ở đâu đó cum từ “Project Manager”, đây là một vị trí thường thấy tại các công ty công nghệ, công ty truyền thông và các công ty sản xuất. Vị trí này có gì đặc biệt, bạn cùng theo dõi để hiểu rõ vị trí này cũng như biết được lộ trình trở thành một như thế nào nhé! MỤC LỤC: 1. Project Manager là gì? 1.1. Project Manager lĩnh vực xây dựng 1.2. Project Manager lĩnh vực phần mềm 1.3. Project Manager lĩnh vực tài chính ngân hàng Mô tả công việc của Project Manager 2. Nhiệm vụ và vai trò của Project Manager 3. Trở thành Project Manager 3.1- Yêu cầu kỹ năng 3.2- Yêu cầu bằng cấp, kinh nghiệm 3.3- Lộ trình thăng tiến 4- Sự khác nhau giữa Project Manager và Product Manager 5- Phân biệt Project Manager và Scrum Master 6. Tìm việc làm Project Manager
1. Project Manager là gì?
Trong doanh nghiệp Project Manager được viết tắt là PM, tên gọi của chức vụ quản lý dự án. Người được công ty giao cho chức vụ PM có trách nhiệm giám sát và thực thi các dự án từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn thành.
Project Manager sẽ nhận dự án từ cấp trên, trực tiếp quản lý dự án về mặt tổng thể và phân chia dự án thành các công việc cụ thể để thực hiện và kiểm soát. Trong một dự án PM là người đứng giữa khách hàng và team dự án. Họ nhận yêu cầu từ khách hàng sau đó truyền đạt lại cho team.
Nhiệm vụ cụ thể của một PM sẽ phụ thuộc vào cách thức tổ chức, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp và loại dự án. Nhưng nhìn chung PM sẽ quản lý toàn bộ “vòng đời dự án”, bao gồm 05 giai đoạn: khởi xướng, lập kế hoạch, thực thi, giám sát và kiểm soát, kết thúc.
5 giai đoạn trên không phải là 5 bước, làm xong là thôi. Thay vào đó đây là những quy trình mà PM sẽ phải thực hiện lặp đi lặp lại trong suốt vòng đời dự án. Trong mỗi một giai đoạn PM sẽ đảm nhận những trách nhiệm khác nhau.
Hiện nay, hầu như mọi công việc đều cần đến quản lý dự án. Tuy nhiên trong một số ngành nghề vị trí này đặc biệt quan trọng và nhất định phải có.
Project Manager lĩnh vực xây dựng
Xây dựng là ngành có vốn đầu tư lớn, thời gian thực hiện dự án dài, phạm vi thi công rộng và phân tán, đồng thời có sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân. Do đó để dự án xây dựng hoàn thành theo đúng mục tiêu đã đặt ra cần có người quản lý dự án chịu trách nhiệm lên kế hoạch và triển khai thi công theo kế hoạch đã lập.
Project Manager lĩnh vực phần mềm
Trong lĩnh vực IT và phát triển phần mềm, công tác quản lý dự án luôn rất phức tạp. Nếu là PM trong ngành này bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi thứ. Bởi vì hiệu quả công việc của bạn sẽ quyết định thành bại của dự án. Là một Project Manager bạn sẽ không dừng lại ở việc quản lý các công việc quan trọng mà còn phải hướng dẫn các thành viên khác nhằm đạt được mục tiêu chung.
Project Manager lĩnh vực tài chính ngân hàng
Sự phức tạp của nền kinh tế và các vấn đề về tài chính đòi hỏi doanh nghiệp ngành tài chính ngân hàng phải có Project Manager chỉ đạo và quản lý nhất quán dự án từ đầu đến cuối. Trong lĩnh vực này trách nhiệm của PM là tìm hiểu, cập nhật các thông tin, chính sách, quy định pháp luật cũng như các vấn đề xã hội, xu hướng ngành và nhu cầu của khách hàng.
2. Nhiệm vụ, Vai trò của Project Manager
Có thể nói rằng, PM giữ vai trò rất quan trọng đối với các dự án của doanh nghiệp. Bởi vì một dự án có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực quản lý của Project Manager.
Trong một dự án, PM sẽ giữ vai trò lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực, chuẩn bị trang thiết bị và các hồ sơ, tài liệu cần thiết. Họ chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ dự án và giữ cho dự án đi đúng kế hoạch, tiến độ đã lập. Đồng thời PM cũng hỗ trợ các thành viên khác của dự án hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó, PM cũng giữ vai trò của người trung gian. Họ cần quản lý các mối quan hệ trong dự án, đảm bảo trung hòa trách nhiệm, quyền lợi giữa các nhóm và thúc đẩy tương tác hiệu quả. Xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong dự án rất quan trọng vì những xung đột, bất đồng là điều khó tránh trong các dự án. Mặt khác, điều tiết tốt mối quan hệ trong dự án còn giúp phát huy tối đa sức mạnh các nguồn lực của dự án.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của PM là gì nên các doanh nghiệp luôn cố gắng “sở hữu” được một PM tài giỏi. Đồng thời, họ cũng đặc biệt coi trọng công tác tuyển dụng Project Manager.
3. Trở thành Project Manager
3.2 - Yêu cầu bằng cấp, kinh nghiệp
Bằng cấp: Để trở thành Project Manager thì việc đầu tiên là bạn cần tích lũy kiến thức, tại các trường đại học thì ngành Quản Trị kinh doanh hoặc quản trị dự án là lựa chọn tốt nhất nếu bạn muốn theo đuổi vị trí này. Ngoài ra, một vài chứng chỉ bạn có thể tích lũy để làm dày thêm kiến thức chuyên môn và sự tự tin khi ứng tuyển Project Manager như: - PMP (Project Management Professional - PRINCE2 (Projects in Controlled Environments) - PMI-ACP (Agile Certified Practitioner) - PSM (Professional Scrum Master) - CAPM (Certified Associate in Project Management) - CSM (Certified Scrum Master) Kinh nghiệm Tại các mô tả công việc tuyển dụng vị trí PM thì yêu cầu kinh nghiệm thường từ 3-5 năm thời gian làm việc trong lĩnh vực. Thực ra, theo khảo sát để đảm nhiệm được vị trí Project Manager thì độ tuổi lý tưởng nhất là từ 30 tuổi trở lên, bởi rằng bạn phải có đủ thời gian để tích lũy kiến thức và kinh nghiệm quản lý tốt một dự án.
3.3- Lộ trình thăng tiến
PM hiện là công việc trong mơ của rất nhiều người. Nguyên do là vì mức thu nhập hấp dẫn của công việc này. Kế đó là những kỹ năng và kiến thức mà bạn sẽ có được khi đảm nhận vị trí Project Manager.
Nếu bạn mong muốn trở thành một Project Manager trong tương lai thì điều đầu tiên bạn cần làm là hiểu rõ PM là gì. Kế tiếp bạn cần xây dựng cho mình lộ trình phát triển sự nghiệp cụ thể để từng bước chinh phục vị trí này.
Để trở thành một Project Manager tài giỏi bạn cần chăm chỉ học tập, kiếm cho mình những bằng cấp, chứng chỉ cần thiết. Đồng thời bạn còn phải chú trọng rèn luyện và phát triển các kỹ mềm quan trọng để có thể thành công với nghề nghiệp này. Học hành bài bản, cải thiện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm thực tế sẽ giúp bạn “tiếp thị” thành công bản thân trước nhà tuyển dụng.
Sau đây là lộ trình cơ bản để trở thành Project Manager mà bạn có thể tham khảo:
+ Gia nhập vào công ty thuộc lĩnh vực bạn quan tâm với vị trí nhân viên.
+ Sau một thời gian trở thành Team Leader, lãnh đạo một nhóm nhỏ.
+ Kế tiếp là trở thành Project Leader, đảm nhận chuyên môn hoặc một phần dự án.
+ Thăng tiến lên vị trí Project Manager.
Thực tế, bạn không nên đợi đến khi trở thành Team Leader hay Project Leader mới tính đến việc hướng đến vị trí Project Manager. Mà ngay từ khi còn ở cấp bậc nhân viên, bạn đã nên suy nghĩ và tính toán con đường phát triển sự nghiệp cho mình.
4. Sự khách nhau giữa Project Manager và Product Manager
Project Manager (Quản lý dự án) và Product Manager (Quản lý sản phẩm) là hai vai trò quan trọng trong quản lý dự án và phát triển sản phẩm. Dưới đây là sự khác nhau giữa hai vai trò này:
4.1. Mục tiêu chính
-
Project Manager: Mục tiêu chính của một Project Manager là quản lý và điều hành các dự án cụ thể. Project Manager chịu trách nhiệm về việc đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ, nguồn lực và ngân sách đã định. Họ tập trung vào quản lý công việc, lập kế hoạch, phân công và giám sát tiến trình của dự án.
-
Product Manager: Mục tiêu chính của một Product Manager là phát triển và quản lý sản phẩm. Product Manager chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược sản phẩm, định hình các tính năng và yêu cầu sản phẩm, nghiên cứu thị trường, và làm việc với các bên liên quan để đảm bảo sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và mang lại giá trị kinh doanh.
4.2. Phạm vi công việc
-
Project Manager: Công việc của Project Manager tập trung vào việc quản lý dự án từ đầu đến cuối. Họ xác định phạm vi dự án, lên kế hoạch, quản lý rủi ro, kiểm soát tiến độ, quản lý nguồn lực, và đảm bảo chất lượng và hiệu suất của dự án.
-
Product Manager: Công việc của Product Manager tập trung vào việc phát triển và quản lý sản phẩm trong suốt vòng đời của nó. Họ nghiên cứu và định hình chiến lược sản phẩm, tạo ra kế hoạch phát triển sản phẩm, lắng nghe ý kiến của khách hàng, làm việc với đội ngũ phát triển để xây dựng sản phẩm, và quản lý việc cải tiến và phát triển sau khi sản phẩm ra mắt.
4.3. Đối tượng liên quan
-
Project Manager: Project Manager thường liên quan chặt chẽ với các thành viên trong dự án như nhóm phát triển, nhân viên và đối tác liên quan. Họ là người điều phối, lãnh đạo và giao tiếp với các bên liên quan để đạt được mục tiêu của dự án.
-
Product Manager: Product Manager tương tác với nhiều bên liên quan, bao gồm khách hàng, nhóm phát triển sản phẩm, nhóm bán hàng, team Marketing, và các bên đối tác liên quan khác. Đóng vai trò là người kết nối và hỗ trợ để tạo ra sản phẩm hoàn hảo nhất trước và sau khi ra mắt.
5. Tìm việc làm Project Manager
Thống kê cho thấy PM hiện là nghề nghiệp có cơ hội việc làm lớn và mức thu nhập cao. Mức lương của Project Manager khá cao, dao động từ $1.000 - $5.000. Thậm chí nghề PM còn có khả năng sinh lợi trên 20% nếu bạn có chứng chỉ quản lý dự án chuyên nghiệp.
Mặt khác PM cũng được đánh giá là nghề phát triển nhanh nhất trên thế giới. Hiện tại các doanh nghiệp vẫn liên tục tuyển dụng các vị trí Project Manager mới hoặc là đào tạo kỹ năng quản lý dự án cho nhân viên trong doanh nghiệp.
Bạn có thể tìm thấy rất nhiều cơ hội việc làm PM qua các website tuyển dụng trực tuyến uy tín như: HRchannels, Vietnamworks, Indeed, CareerBuilder,...
Trong đó HRchannels với gần 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự cấp cao là nơi bạn không nên bỏ qua khi tìm việc làm Project Manager. Với công nghệ hiện đại, phần mềm quản lý tuyển dụng chuyên nghiệp và đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, HRchannels đã nhận được sự tín nhiệm của rất nhiều doanh nghiệp lớn cả trong và ngoài nước.
Tìm việc tại HRchannels bạn sẽ được hỗ trợ chuẩn bị bộ CV Project Manager chuyên nghiệp và nhanh chóng tiếp cận nhiều cơ hội việc làm PM lương cao được đăng tải bởi các nhà tuyển dụng hàng đầu.
Tóm lại, Project Manager là một nghề hấp dẫn với nhiều ưu điểm nổi bật. Trở thành một PM đồng nghĩa với việc bạn sẽ là người khơi dậy niềm đam mê và cũng là người giải quyết các vấn đề phức tạp của một dự án. Nếu bạn đang bắt đầu sự nghiệp của một nhà quản lý dự án thì những thông tin về Project Manager là gì và lộ trình trở thành một Project Manager trong bài viết này của Uptalent sẽ rất hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công và đừng quên theo dõi Uptalent để khám phá những bài viết thú vị khác.
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet