- Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 9 tháng 3 năm 2023 tốt hay xấu?
- Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 8 tháng 3 năm 2023 tốt hay xấu?
- Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 7 tháng 3 năm 2023 tốt hay xấu?
Thứ 6 ngày 10 tháng 3 năm 2023
Năm Quý Mão
Tháng Hai (Đủ)
Tháng Ất Mão
Ngày Đinh Mão
Giờ Canh Tý
Hành Hoả - Trực Kiến - Sao Cang
Kinh Trập: 06/03/2023 (15/02 âm lịch) lúc 03h37’
Xuân Phân: 21/03/2023 (30/02 âm lịch) lúc 04h25’
Vũng Tàu: Nước lớn 03g10’ - nước ròng 09g30’
Giờ Hoàng đạo: Tý (23g-01g), Dần (03g-05g), Mão (05g-07g), Ngọ (11g-13g), Mùi (13g-15g), Dậu (17g-19g)
Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.
Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.
Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...
Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.
Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan.
Hôm nay thuận cho việc: Giao dịch, Ký kết, Về nhà mới, Xây dựng.
Cung hoàng đạo: Song Ngư - Con cá (20/01-18/02): Người thuộc cung này có tính cách thẳng thắn, nhân hậu, tốt bụng, chân thật, tinh tế, không có nhiều tham vọng, ước mơ.
*Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:
“Không giỏi lắng nghe những âm thanh khác nhau, đó là nhược điểm lớn nhất của một nhà quản lý” (Mary Kay)
“Quan trọng không phải anh chết như thế nào mà anh đã sống như thế nào. Việc chết đi không quan trọng, nó diễn ra nhanh lắm” (Samuel Johnson)
“Chúng ta không bao giờ có thể học được sự can đảm và kiên nhẫn nếu chỉ có niềm vui trên thế gian này” (Helen Keller)
Kinh tế Việt Nam nhiều cơ hội vượt nghịch cảnh
Diễn biến phức tạp và khó lường của kinh tế khu vực và thế giới có thể sẽ tiếp tục tác động trong ngắn hạn tới nền kinh tế Việt Nam, song vẫn có những yếu tố thuận lợi mới xuất hiện giúp chúng ta vượt qua nghịch cảnh bên ngoài, nắm bắt cơ hội để vượt qua khó khăn.
“Gió ngược” thổi qua các nền kinh tế
Trong báo cáo “Dữ liệu tháng 2 của Việt Nam - Phần nào gỡ thế bí” công bố ngày 9-3, Ngân hàng HSBC Việt Nam đã đưa ra những nhận định tích cực hơn về triển vọng kinh tế nước ta so với những lo ngại trước đó. Do những lo ngại của suy giảm kéo dài của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, khu vực châu Âu cũng như Trung Quốc, HSBC cũng như nhiều định chế, tổ chức tài chính lớn đã giảm dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay.
Ngân hàng HSBC từng cảnh báo, kinh tế Việt Nam ở thế “đứng mũi chịu sào” trước tình hình kinh tế suy giảm tại nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, và cũng là điểm đến lớn nhất đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 30% tổng xuất khẩu. Dự báo của tổ chức tài chính lớn như HSBC không phải không có cơ sở khi xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2023 của Việt Nam giảm 10,3% so với cùng kỳ năm trước, suy giảm diễn ra trên diện rộng ở các ngành hàng chủ đạo. Những tác động tiêu cực từ sự suy giảm của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu… tới Việt Nam cũng là luồng “gió ngược” thổi qua hầu hết nền kinh tế trên thế giới. Ngân hàng Thế giới (WB) trong dự báo mới nhất về tăng trưởng kinh tế toàn cầu đưa ra hồi tháng 1-2023 đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 xuống còn 1,75%, thay vì 3% đưa ra trước đó. Định chế tài chính hàng đầu thế giới này cho rằng, mức tăng trưởng chậm lại xảy ra ở hầu hết các nền kinh tế phát triển, trong đó kinh tế Mỹ dự báo chỉ tăng trưởng 0,5% trong năm 2023, còn nền kinh tế Trung Quốc là 4,3%. Việt Nam được WB dự báo có mức tăng trưởng cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương với mức dự báo 6,3% trong năm 2023, nhưng cũng thấp hơn khá nhiều so với tăng trưởng năm 2022.
Cần nắm bắt và tận dụng “gió xuôi chiều”
Những luồng “gió xuôi” đã mở ra những cơ hội cho nền kinh tế toàn cầu, trong đó có kinh tế nước ta. Nền kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực được dự báo sẽ có thêm cơ hội từ việc Trung Quốc tái mở cửa nền kinh tế sau 3 năm hạn chế do đại dịch Covid-19. Việc Trung Quốc dần nới lỏng các biện pháp phòng dịch trong nước từ đầu tháng 12 và dự kiến sẽ mở cửa hoàn toàn nền kinh tế vào quý II-2023 được cho tác động tích cực tới doanh nghiệp và cổ phiếu trong nhiều ngành nghề của Việt Nam.
“Tiết kiệm điện - thành thói quen”
Bộ Công Thương tiếp tục tổ chức Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 nhằm lan toả thông điệp “Tiết kiệm điện - thành thói quen”.
Ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng (Bộ Công Thương) cho biết: “Thông điệp của Chiến dịch Giờ Trái đất năm nay là: Tiết kiệm điện- Thành thói quen. Đây cũng là thông điệp của Chương trình tiết kiệm điện giai đoạn 2020 - 2025 thực hiện Chỉ thị 20 về về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020 - 2025 của Thủ tướng Chính phủ.
Bằng thông điệp này, chúng tôi mong muốn tất cả người dân, cộng đồng và doanh nghiệp trên toàn quốc hãy chung tay bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện, hướng tới một tương lai xanh, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu”.